Trong quy trình điều tra của công an thì bước giấy mời là rất quan trọng. Nó đóng góp không nhỏ để công an dễ dàng tìm ra những bằng chứng hữu hình nhanh chóng. Vì thế trong giấy mời của công an sẽ có những quy định riêng cần nắm rõ để không vi phạm.
Bạn có thể tìm hiểu vấn đề quy định về giấy mời của công an này tại Luật sư 247.
Giấy mời của công an là gì
Giấy mời là loại giấy được sử dụng trong những trường hợp cơ quan công an, tòa án hay nói chung là các cơ quan tiến hành tố tụng mời những người có liên quan hoặc biết về vụ việc đến làm việc nhằm thu thập thông tin, làm rõ những nội dung có liên quan đến vụ việc. Hiện chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về việc công dân khi nhận được “giấy mời” của cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan công an nói riêng thì bắt buộc phải có mặt theo yêu cầu.
Do đó, đối với giấy mời, người được mời có quyền lựa chọn giữa đến và không đến. Vì là quyền nên việc không đến làm việc theo giấy mời không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, nếu có điều kiện và thời gian, người nhận được giấy mời nên đến làm việc với đơn vị đã gửi giấy mời để biết rõ được mình có liên quan như thế nào đến vụ việc/vụ án. Trong trường hợp, không thể đến theo đúng thời gian ghi trong giấy mời có thể làm đơn nêu lý do vắng mặt gửi lên cơ quan phát hành giấy mời để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Tính chất về giấy mời của công an
Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về việc công dân khi nhận được “giấy mời” của cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan công an nói riêng thì bắt buộc phải có mặt theo yêu cầu.
Theo đó, giấy mời làm việc không tạo ra nghĩa vụ buộc bạn phải có mặt làm việc nếu bạn không phải là người tham gia tố tụng, thực tế bạn có thể đến hoặc không đến. Tuy nhiên, trên tinh thần hợp tác, bạn cần có mặt để làm việc làm rõ vụ việc. Còn trong trường hợp không thể đến theo đúng thời gian ghi trong giấy mời thì bạn có thể làm đơn từ chối có nêu lý do vắng mặt rồi gửi đến cơ quan công an. Sau đó, bạn nên đến cơ quan công an trong thời gian sớm nhất để hợp tác làm rõ vụ việc.
Quy định về giấy mời của công an
Chức năng của công an
Căn cứ Điều 3, Pháp lệnh công an xã quy định về vị trí và chức năng của công an xã/phường như sau:
“Công an xã là lực lượng vũ trang bán chuyên trách, thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã.
Công an xã có chức năng tham mưu cho cấp ủy Đảng, Uỷ ban nhân dân cùng cấp về công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã; thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, các biện pháp phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.”
Khoản 6 và 9, Điều 9 Pháp lệnh công an xã quy định về nhiệm vụ quyền hạn của công an xã:
“Tiếp nhận, phân loại, xử lý theo thẩm quyền các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã; kiểm tra người, đồ vật, giấy tờ tùy thân, thu giữ vũ khí, hung khí của người có hành vi vi phạm pháp luật quả tang; tổ chức cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường và báo cáo ngay cho cơ quan có thẩm quyền; lập hồ sơ ban đầu, lấy lời khai người bị hại, người biết vụ việc, thu giữ, bảo quản vật chứng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an; cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng, thông tin thu thập được và tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền xác minh, xử lý vụ việc.“
Quy định về giá trị pháp lý giấy mời của công an
Hiện nay không có một điều luật cụ thể nào, cũng như các văn bản quy phạm nào quy định cụ thể về vấn đề giấy triệu tập của công an xã. Tuy nhiên, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của mình công an xã hoàn toàn có khả năng và thẩm quyền ra giấy triệu tập. Và việc ra giấy triệu tập của công an xã phải phù hợp với thẩm quyền.
Bộ luật tố tụng Hình sự hiện chỉ quy định người dân bắt buộc phải làm việc với cơ quan công an khi là người tham gia tố tụng (bị can, bị cáo, người bị tố giác, nhân chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan…) trong một vụ án đã được khởi tố. Không có điều luật nào quy định người dân phải chấp hành giấy mời của cơ quan công an vì các lý do không liên quan đến một vụ án đã được khởi tố. Khi công an phường mời làm việc, người dân nên tùy trường hợp mà có cách hành xử phù hợp.
Bản chất tờ giấy mời của cơ quan công xã/phường không tạo nghĩa vụ bắt buộc công dân phải đến. Phần lớn là yêu cầu sự hiện diện của người triệu tập nhằm làm rõ, đối chiếu, xác minh… một vấn đề cụ thể nào đó thuộc thẩm quyền. Do đó, công an nếu muốn mời người dân lên phường làm việc phải có giấy mời nêu rõ lý do. Người dân có thể từ chối làm việc với công an khi được mời qua điện thoại, mời miệng hoặc không nêu rõ nội dung làm việc.
Ý nghĩa về giấy mời của công an
Thu thập chứng cứ là để phục vụ nhiệm vụ chứng minh trong những giai đoạn nhất định. Nội dung của thu thập chứng cứ đó chính là kết quả minh chứng được các thông tin về tội phạm được vật chất hóa thành tài liệu trong hồ sơ vụ án để phục vụ việc xử lý vụ án ở các giai đoạn tiếp theo nếu có như giai đoạn truy tố, xét xử vụ án hình sự…; Trong giai đoạn điều tra cũng như toàn bộ các quá trình tố tụng hình sự, pháp luật tố tụng hình sự yêu cầu phải chứng minh vụ án khách quan, toàn diện và đầy đủ gồm các chứng cứ buộc tội và các chứng cứ gỡ tội; các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trong vụ án.
Phát hiện, thu thập chứng cứ là hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm tìm ra và thu giữ những sự kiện chứng minh hoặc những nguồn chứng cứ theo đúng trình tự, thủ tục luật định, để từ đó khai thác những sự kiện chứng minh. Xét trên góc độ thông tin, thì phát hiện, thu thập chứng cứ là quá trình thu thập thông tin để làm căn cứ xác định sự thật của vụ án.
Phát hiện, thu thập chứng cứ vừa là hoạt động mang tính khoa học, vừa mang tính pháp lý nên quá trình phát hiện, thu thập chứng cứ vừa phải quán triệt những nguyên tắc, quy luật của nhận thức, vừa đảm bảo tính pháp lý, hay nói cách khác là phải khách quan và tuân thủ đúng quy định về trình tự, thủ tục của Bộ luật tố tụng hình sự. Việc mời lên làm việc tại cơ quan điều tra cũng phải đảm bảo được những nguyên tắc này.
Hoạt động mời lên làm việc đối với các chủ thể có liên quan là hoạt động vô cùng quan trọng đối với việc điều tra, giải quyết vụ án. Mặc dù không có tính bắt buộc phải thực hiện cao như giấy triệu tập nhưng các cá nhân được mời lên làm việc nên đến nơi được mời để hợp tác cùng cơ quan điều tra. Khi có lý do vắng mặt, người được mời có thể làm đơn xin đổi lịch làm việc với cơ quan điều tra để tạo thuận lợi cho cả hai bên.
Mời bạn xem thêm
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định về giấy mời của công an”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình, thành lập công ty hợp danh, Đổi tên căn cước công dân…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định có rõ ràng về vấn đề này là thông thường do các Cơ quan tiến hành tố tụng ban hành.
Vì không mang tính bắt buộc nên việc bạn không đến làm việc theo giấy mời không phải là hành vi vi phạm pháp luật.
Trường hợp sử dụng giấy mời của công an là: Được sử dụng trong các hoạt động không thuộc phạm vi của tố tụng hình sự (chưa khởi tố vụ án).