Quy định về giải thể công ty TNHH hiện nay như thế nào?

17/06/2022
Quy định về giải thể công ty TNHH hiện nay như thế nào?
475
Views

Chào Luật sư, tôi muốn hỏi quy định về giải thể công ty TNHH hiện nay như thế nào? Trong những trường hợp nào thì công ty TNHH được giải thể? Giải thể công ty cần chuẩn bị những loại hồ sơ gồm những gì? Dịch vụ giải thể công ty hiện nay ra sao? Dịch vụ giải thể công ty TNHH của Luật sư 247 có những ưu điểm gì? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Sau khi thành lập công ty và kinh doanh không hiệu quả thì có thể lựa chọn tạm ngừng kinh doanh. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp khó khăn hơn thì chủ doanh nghiệp phải đi đến lựa chọn thủ tục giải thể công ty. Quy định về giải thể công ty TNHH hiện nay như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu vấn đề này nhé.

Khái niệm về thủ tục đóng cửa công ty

Hiện nay, Luật Doanh nghiệp năm 2020 không đưa ra khái niệm về đóng cửa công ty mà chỉ có quy định về thủ tục giải thể công ty và tạm ngừng kinh doanh. Tuy nhiên dựa vào các trường hợp và điều kiện thủ tục pháp lý thì có thể hiểu khái niệm của hai thủ tục trên như sau:

  • Giải thể công ty được hiểu là quá trình dẫn đến sự chấm dứt tồn tại của công ty khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty đó, công ty chấm dứt hết mọi quyền và nghĩa vụ của mình.
  • Tạm ngừng kinh doanh là trường hợp công ty tạm ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời gian nhất định. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo công ty có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh và sau khoảng thời gian tạm ngừng, công ty sẽ trở lại hoạt động bình thường.
Quy định về giải thể công ty TNHH ra sao?
Quy định về giải thể công ty TNHH ra sao?

Thủ tục đóng cửa công ty TNHH như thế nào?

Bước 1: Thông qua nghị quyết; quyết định giải thể công ty . Nghị quyết; quyết định giải thể công ty phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên; địa chỉ trụ sở chính của công ty;
  • Lý do giải thể;
  • Thời hạn; thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của công ty;
  • Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
  • Họ; tên; chữ ký của chủ sở hữu công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị;

Bước 2. Chủ công ty, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng;

Bước 3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, nghị quyết, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong công ty. Nghị quyết, quyết định giải thể phải được đăng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty.

Quy định về giải thể công ty TNHH năm 2022
Quy định về giải thể công ty TNHH năm 2022

Các trường hợp giải thể Công ty trách nhiệm hữu hạn hiện nay ra sao?

Theo quy định tại Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 thì CT TNHH có thể giải thể trong trường hợp sau:

  • Thứ nhất, kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn. Điều lệ công ty là bản cam kết của các thành viên về thành lập, hoạt động của công ty trong đó đã thảo luận về thời hạn hoạt động. Khi hết thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ (nếu các thành viên không muốn xin gia hạn) thì công ty đương nhiên phải tiến hành giải thể.
  • Thứ hai, theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu CT TNHH;
  • Thứ ba, công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình công ty;
  • Thứ tư, công ty bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GCNĐKDN), trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Điều kiện giải thể Công ty trách nhiệm hữu hạn

Theo quy định tại khoản 2 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, giải thể công ty TNHH khi đáp ứng đủ điều:

  • Bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.
  • Người quản lý có liên quan và công ty quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty.
Quy định về giải thể công ty TNHH khó không
Quy định về giải thể công ty TNHH khó không

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn về Quy định về giải thể công ty TNHH hiện nay như thế nào?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, giấy uỷ quyền xác nhận độc thân, thủ tục giải thể công ty tnhh 2 thành viên hay tìm hiểu về mẫu giấy xác nhận tình trạng độc thân để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833102102 hoặc các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ giải thể công ty TNHH hiện nay bao gồm những gì?

– Thông báo về giải thể công ty TNHH;
– Báo cáo thanh lý tài sản CT TNHH;
– Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể công ty TNHH (nếu có);
– Giấy chứng nhận đăng ký công ty của CT TNHH

Hồ sơ thông báo giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn gồm những gì?

– Thông báo về giải thể công ty TNHH
– Báo cáo thanh lý tài sản công ty;
– Danh sách chủ nợ (mẫu tham khảo) và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội (nếu có);
– Danh sách người lao động sau khi quyết định giải thể công ty(nếu có)
– Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có)
– Giấy chứng nhận đăng ký công ty;
– Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ 

Quyết định giải thể công ty TNHH cần phải có những nội dung nào?

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Lý do giải thể;
c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của công ty;
d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
đ) Họ, tên, chữ ký của chủ sở hữu công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị;

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.