Giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài sẽ bao gồm nhiều vấn đề hơn so với giải quyết tranh chấp hợp đồng không có yếu tố nước ngoài. Vậy giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài được quy định như thế nào? Hãy theo dõi bài viết của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015
- Nghị định 22/2017/NĐ-CP
Hợp đồng có yếu tố nước ngoài là gì ?
Theo quy định của pháp luật dân sự ở Việt Nam, hợp đồng là sự thỏa thuận thực hiện, thay đổi hoặc chấm dứt của các bên theo đó thể hiện quyền và nghĩa vụ mà các bên thống nhất ý chí nhằm đáp ứng quyền lợi của mỗi bên. Hợp đồng có yếu tố nước ngoài là hợp đồng khi thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“a) Có một trong các bên tham gia hợp đồng là chủ thể (cá nhân, pháp nhân) nước ngoài;
b) Các bên tham gia trong hợp đồng đều là cá nhân, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ trong hợp đồng xảy ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia trong hợp đồng đều là cá nhân, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng thực hiện hợp đồng là ở nước ngoài.”
Tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài phát sinh khi nào?
Hợp đồng có yếu tố nước ngoài phải có ít nhất một chủ thể tham gia quan hệ là người nước ngoài, hoặc các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài hay các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài phát sinh khi một trong các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hay không đủ nghĩa vụ của hợp đồng có yếu tố nước ngoài và phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
Quy định về giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài
Tại Việt Nam, các cách giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài bao gồm: Thương lượng, hòa giải, trọng tài và Tòa án.
Giải quyết bằng thương lượng:
Thương lượng là việc các bên ngồi lại, tiến hành tham gia bàn bạc với nhau nhằm giải quyết những mâu thuẫn hoặc vấn đề mà mình gặp phải giúp cho quyền lợi các bên được đáp ứng một cách đầy đủ. Thương lượng là một cách thức thỏa thuận, ưu tiên thỏa thuận các vấn đề của các bên. Hiện nay, chưa có quy định pháp luật trong nước điều chỉnh cách thức giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài này.
Tuy nhiên, thương lượng có thể được thỏa thuận bằng văn bản thỏa thuận, điều này nhằm xác định căn cứ nếu có sự việc xảy ra tranh chấp cần sự giải quyết của cơ quan thứ ba (Tòa án, Trọng tài).
Giải quyết bằng hòa giải:
Hòa giải trong quan hệ pháp luật dân sự cần thực hiện khi có sự đồng ý của các bên và có sự tham gia của hòa giải viên thương mại tại nước ta. Việc hòa giải được thực hiện, điều chỉnh theo trình tự, thủ tục của Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại.
Giải quyết bằng Trọng tài:
Cùng với phương thức hòa giải và thương lượng, phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài thương mại cũng là một phương thức giải quyết phổ biến hiện nay. Việc áp dụng đối với trường hợp các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đối với tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động kinh doanh thương mại nói chung và hợp đồng có yếu tố nước ngoài nói riêng.
Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng trọng tài theo quy định về “Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trọng tài” tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
Giải quyết bằng Tòa án:
Với tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài bằng con đường Tòa án thì đây là một trong những nội dung tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án Nhân dân theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Xác định pháp luật áp dụng khi giải quyết tranh chấp
Căn cứ Điều 683 Bộ luật dân sự 2015 quy định về cách xác định pháp luật áp dụng đối với hợp đồng như sau:
“1. Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.
2. Pháp luật của nước sau đây được coi là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng:
a) Pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa;
b) Pháp luật của nước nơi người cung cấp dịch vụ cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng dịch vụ;
c) Pháp luật của nước nơi người nhận quyền cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ;
d) Pháp luật của nước nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc đối với hợp đồng lao động. Nếu người lao động thường xuyên thực hiện công việc tại nhiều nước khác nhau hoặc không xác định được nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng lao động là pháp luật của nước nơi người sử dụng lao động cư trú đối với cá nhân hoặc thành lập đối với pháp nhân;
đ) Pháp luật của nước nơi người tiêu dùng cư trú đối với hợp đồng tiêu dùng.
3. Trường hợp chứng minh được pháp luật của nước khác với pháp luật được nêu tại khoản 2 Điều này có mối liên hệ gắn bó hơn với hợp đồng thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước đó.
4. Trường hợp hợp đồng có đối tượng là bất động sản thì pháp luật áp dụng đối với việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp luật của nước nơi có bất động sản.
5. Trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.
6. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng nhưng việc thay đổi đó không được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba được hưởng trước khi thay đổi pháp luật áp dụng, trừ trường hợp người thứ ba đồng ý.
7. Hình thức của hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó. Trường hợp hình thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó được công nhận tại Việt Nam“.
Mời bạn xem thêm:
- Pháp luật cho phép ký hợp đồng lao động bao nhiều lần?
- Hợp đồng ủy quyền bán đất cần giấy tờ gì?
- Thanh lý hợp đồng thuê nhà có phải công chứng không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định về giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài“.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, tạm dừng công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký nhãn hiệu, khai giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận độc thân, tạm ngừng doanh nghiệp, tuyên bố giải thể công ty… của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng là sự thỏa thuận thực hiện, thay đổi hoặc chấm dứt của các bên theo đó thể hiện quyền và nghĩa vụ mà các bên thống nhất ý chí nhằm đáp ứng quyền lợi của mỗi bên.
– Tự do giao kết hợp đồng, nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Nội dung của nguyên tắc thể hiện hai vế có tầm quan trọng hàng đầu trong giao kết hợp đồng, tự do nhưng không được trái với các đòi hỏi mà pháp luật quy định, không được trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
– Nguyên tắc các bên “tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng trong giao kết hợp đồng”. Trước hết các bên phải có vị trí bình đẳng, vì bình đẳng là điều kiện để có sự tự nguyện một cách thực sự.
Theo khoản 2 Điều 683 Bộ luật dân sự 2015 quy định pháp luật của nước sau đây được coi là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng:
a) Pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa;
b) Pháp luật của nước nơi người cung cấp dịch vụ cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng dịch vụ;
c) Pháp luật của nước nơi người nhận quyền cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ;
d) Pháp luật của nước nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc đối với hợp đồng lao động. Nếu người lao động thường xuyên thực hiện công việc tại nhiều nước khác nhau hoặc không xác định được nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng lao động là pháp luật của nước nơi người sử dụng lao động cư trú đối với cá nhân hoặc thành lập đối với pháp nhân;
đ) Pháp luật của nước nơi người tiêu dùng cư trú đối với hợp đồng tiêu dùng.