Xin chào Luật sư. Tôi hiện nay đang sinh sống tại Tỉnh Vĩnh Phúc, tôi có thắc mắc về quy định pháp luật đất đai, mong được luật sư hỗ trợ giải đáp. Cụ thể là thời gian mới đất, gần nhà tôi có người mất, người nhà họ thay vì chôn cất người mất tại nghĩa trang thì đã chôn cất ngay sau vườn nhà. Bởi gia đình họ là hộ nghèo không có tiền để chôn cất người mất tại nghĩa trang. Tôi thắc mắc rằng việc chôn cất của họ như vậy có vi phạm quy định pháp luật hay không? Quy định về đất chôn cất hiện nay như thế nào? Trong trường hợp này, nhà nước có chính sách nào hỗ trợ với họ hay không? Mong được luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng bài viết hữu ích với bạn.
Căn cứ pháp lý
- Luật đất đai năm 2013
- Luật Bảo vệ môi trường 2020
- Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
- Bộ luật Dân sự năm 2015
Quy định về đất chôn cất năm 2023 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 63 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về việc bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng như sau:
“Điều 63. Bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng
1. Khu mai táng, hỏa táng phải phù hợp với quy hoạch; có vị trí, khoảng cách đáp ứng yêu cầu về vệ sinh môi trường, cảnh quan khu dân cư, không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh.
Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng, hỏa táng phù hợp đặc điểm phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Việc quàn, ướp, di chuyển, chôn cất thi thể, hài cốt phải bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường.
3. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ mai táng, hỏa táng phải chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
4. Nhà nước khuyến khích việc hỏa táng, mai táng hợp vệ sinh, trong khu nghĩa trang theo quy hoạch; xóa bỏ hủ tục trong mai táng, hỏa táng gây ô nhiễm môi trường.
5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc mai táng, hỏa táng người chết do dịch bệnh nguy hiểm.”
Việc chôn cất người chết trong vườn phải được xin phép Ủy ban nhân dân và đáp ứng yêu cầu về vệ sinh môi trường, cảnh quan khu dân cư, không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh.
Nhà nước khuyến khích người dân không nên chôn cất người chết tại nhà mà mai táng, hỏa táng tại nơi được quy hoạch như nghĩa trang để đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.
Người thuộc hộ nghèo có được hỗ trợ chi phí khi chôn cất người chết không?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 11 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 11. Hỗ trợ chi phí mai táng
1. Những đối tượng sau đây khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng:
a) Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Con của người đơn thân nghèo đang nuôi con quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này;
c) Người từ đủ 80 tuổi đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.
2. Mức hỗ trợ chi phí mai táng đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này tối thiểu bằng 20 lần mức chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được hỗ trợ chi phí mai táng quy định tại nhiều văn bản khác nhau với các mức khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất.
Như vậy, đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng khi chết được hỗ trợ chi phí chôn cất người chết.
Mức hỗ trợ tối thiểu bằng 20 lần mức chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí chôn cất người chết với người thuộc hộ nghèo được quy định ra sao?
Quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 11 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thủ tục hỗ trợ chi phí mai táng như sau:
“Điều 11. Hỗ trợ chi phí mai táng
3. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng bao gồm:
a) Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân đứng ra tổ chức mai táng cho đối tượng theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao giấy chứng tử của đối tượng;
b) Bản sao quyết định hoặc danh sách thôi hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp khác của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
4. Thủ tục hỗ trợ chi phí mai táng:
a) Cá nhân, cơ quan, đơn vị tổ chức mai táng cho đối tượng làm hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ chi phí mai táng.”
Như vậy, người dân chuẩn bị hồ sơ nêu trên và gửi cho Ủy ban nhân dân xã nơi cư trú để được hỗ trợ về chi phí chôn cất người chết.
Hành vi nào bị coi là phạm tội xâm phạm mồ mả?
Dựa trên Điều 139, Bộ luật hình sự 2015, các hành vi sau đây sẽ bị coi là hành vi xâm phạm mồ mả:
- Thứ nhất, bằng bất kì hình thức nào dưới nhiều mục đích khác nhau, người có hành vi xâm phạm trực tiếp dẫn đến sự biến dạng hoặc mất mát thi thể, hài cốt, xác, tro hài cốt của người chết tức là đã thực hiện hành vi xâm phạm mồ mả bất hợp pháp.
- Thứ hai, khi không có văn bản quyết định di dời mồ mả của cơ quan nhà nước và chưa được sự cho phép của người nhà người chết mà lại di chuyển vị trí nơi chôn xác, hài cốt hoặc tro của người chết.
- Thứ ba, hành vi đổi tráo, đánh cắp, thay thế tấm bia ghi tên người chết đang có xác hoặc tro hài cốt dưới phần mộ khiến cho người thân thích của người chết nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tài sản tâm linh của người khác.
- Thứ tư, hành động tự ý đào lấp, san phẳng mồ mả của người chết khiến người nhà của người chết không tìm được dấu vết ngôi mộ và làm mất vị trí trước đó của ngôi mộ.
- Thứ năm, người có hành vi vô tình hoặc cố ý chiếm đoạt xác, thi thể và tro hài cốt của người chết.
Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt theo Bộ luật Hình sự
Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt được quy định tại Điều 319 Bộ luật Hình sự 2015 với khung hình phạt như sau:
– Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;
+ Vì động cơ đê hèn;
+ Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.
Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt
Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể
– Cá nhân, pháp nhân xâm phạm thi thể phải bồi thường thiệt hại.
– Thiệt hại do xâm phạm thi thể gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường khi thi thể bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết, nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi thi thể bị xâm phạm không quá ba mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
– Cá nhân, pháp nhân xâm phạm đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại.
– Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ mả của người khác bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết; nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu tờ trình đề nghị bổ sung ủy viên ban chấp hành mới nhất
- Thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu
- Thủ tục chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác
Thông tin liên hệ
Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về đất chôn cất năm 2023 như thế nào?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn về cách tra cứu quy hoạch đất đai hiện nay. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ Điều 319 Bộ Luật hình sự 2015 hình phạt nặng nhất người phạm tội có thể chịu là 7 năm tù. Khi có hành vi xâm phạm mồ mả, thi thể quy định tại Khoản 2 Điều 319
Dựa trên điều 84, Bộ luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định nguyên tắc cần thiết khi chôn cất mồ mả, xây dựng nghĩa trang phải dựa trên kế hoạch quy hoạch cụ thể, chỉ rõ vị trí, đáp ứng điều kiện khoảng cách thích hợp để bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của khu dân cư xung quanh.
Như vậy, mồ mả không thể được xây dựng trên đất thổ cư do vi phạm các điều kiện về vệ sinh được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2014
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có vai trò chứng minh quyền sở hữu đất đai, tài sản gắn liền trên đất. Đây là căn cứ pháp lý để bảo vệ tài sản của mình trước pháp luật khi bị người khác xâm phạm dưới mọi hình thức. Điều đó có nghĩa là khi đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp thì người khác không có quyền tự ý xây dựng mồ mả, cải tạo ngôi mộ lên trên.
Đồng nghĩa với đó, nếu đất không thuộc quyền sở hữu của bất kì ai hoặc đất không đủ điều kiện để cơ quan Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu mà trước đó đã có một ngôi mộ được xây dựng tại đây, thì gia đình có ngôi mộ hoàn toàn có quyền thực hiện cải tạo mộ, tu sửa ngôi mộ, xây đắp lên mộ. Khi đó, gia đình có ngôi mộ không phải hỏi ý kiến và chờ sự đồng ý của ai khác.