Quy định về cơ cấu tổ chức trại giam

02/07/2022
Quy định về cơ cấu tổ chức trại giam
728
Views

Trại giam là nơi chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân của những phạm nhân đã bị Toà án kết tội và buộc phải chấp hành hình phạt tù. Vậy cơ cấu tổ chức của trại giam được quy định như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định về cơ cấu tổ chức trại giam nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật thi hành án hình sự 2019

Nhiệm vụ và quyền hạn của trại giam

Trại giam là cơ quan thi hành án phạt tù có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

  • Tiếp nhận, tổ chức quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân;
  • Thông báo cho thân nhân của phạm nhân về việc tiếp nhận phạm nhân và tình hình chấp hành án của người đó;
  • Đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với phạm nhân theo quy định của pháp luật;
  • Thực hiện lệnh trích xuất của cơ quan, người có thẩm quyền;
  • Nhận tài sản, tiền mà phạm nhân, thân nhân của phạm nhân tự nguyện nộp tại trại giam để thi hành án, chuyển cho cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án có trụ sở hoặc cơ quan thi hành án dân sự được ủy thác thi hành án; nhận tài sản, tiền do cơ quan thi hành án dân sự chuyển đến để giao cho phạm nhân theo quy định của Luật Thi hành án dân sự;
  • Phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc cung cấp thông tin về nơi chấp hành án phạt tù và việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của phạm nhân, thông tin nơi về cư trú của người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá, người được miễn chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; chuyển giao giấy tờ có liên quan đến phạm nhân phải thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, các nghĩa vụ dân sự;
  • Cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù,giấy chứng nhận tha tù trước thời hạn có điều kiện;
  • Làm thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết;
  • Áp giải, bàn giao phạm nhân là người nước ngoài theo quyết định của Tòa án về việc chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; tiếp nhận, tổ chức quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân là công dân Việt Nam phạm tội và bị kết án phạt tù ở nước ngoài được chuyển giao về Việt Nam để chấp hành án; thực hiện các quy định của Luật này về thi hành án phạt trục xuất;
  • Thực hiện thống kê, báo cáo về thi hành ánphạt tù;
  • Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Quy định về cơ cấu tổ chức trại giam
Quy định về cơ cấu tổ chức trại giam

Nhiệm vụ và quyền hạn của giám thị trại giam

Giám thị trại giam có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

  • Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của trại giam theo quy định tại khoản 1 Điều này;
  • Ra quyết định phân loại và tổ chức giam giữ phạm nhân theo loại; quyết định xếp loại chấp hành án phạt tù, quyết định nâng, hạ loại phạm nhân, quyết định công nhận phạm nhân vi phạm kỷ luật đã tiến bộ, quyết định một số biện pháp điều tra ban đầu theo quy định của pháp luật, quyết định đình nã khi bắt được phạm nhân trốn trại giam; quyết định khen thưởng, kỷ luật phạm nhân;
  • Quyết định kiểm tra, thu giữ, xử lý đồ vật, tài liệu thuộc danh mục cấm;
  • Quyết định trích xuất phạm nhân phục vụ yêu cầu khám bệnh, chữa bệnh, quản lý, lao động, học tập; phạm nhân đến khu điều trị tại bệnh viện để phục vụ phạm nhân bị bệnh nặng không tự phục vụ bản thân được, phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam bị bệnh phải đưa đi bệnh viện điều trị;
  • Ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức truy bắt kịp thời phạm nhân trốn trại giam.
Quy định về cơ cấu tổ chức trại giam
Quy định về cơ cấu tổ chức trại giam

Quy định về cơ cấu tổ chức trại giam

Theo khoản 4 Điều 17 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:

Trại giam được tổ chức như sau:

  • Trại giam có phân trại, khu giam giữ, nhà giam; công trình phục vụ việc quản lý giam giữ, học tập, sinh hoạt, chăm sóc y tế; khu lao động, dạy nghề do trại giam quản lý; công trình phục vụ làm việc, sinh hoạt của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân công tác tại trại giam;
  • Tổ chức bộ máy quản lý của trại giam gồm có Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan; chiến sĩ và công nhân.
  • Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởngphải là người có trình độ đại học cảnh sát, đại học an ninh hoặc cử nhân luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác theo quy định.

Trong đó, Nghị định 133/2020/NĐ-CP giải thích cụ thể cơ cấu tổ chức trại giam tại Chương 2 như sau:

Thứ nhất, về tổ chức quản lý trại giam.

Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm quản lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của trại giam; quyết định việc thành lập, giải thể, sáp nhập, quản lý trại giam, phân trại giam trong trại giam; ban hành danh mục, tiêu chuẩn, định mức xây dựng các hạng mục công trình trại giam, hệ thống kiểm soát an ninh của trại giam thuộc Bộ Công an quản lý.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm quản lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của trại giam; quyết định việc thành lập, giải thể, sáp nhập, quản lý trại giam, phân trại giam trong trại giam; ban hành danh mục, tiêu chuẩn, định mức xây dựng các hạng mục công trình trại giam, hệ thống kiểm soát an ninh của trại giam thuộc Bộ Quốc phòng quản lý.

Thứ hai, về tổ chức bộ máy quản lý của trại giam.

Tổ chức bộ máy quản lý của trại giam gồm có Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan; chiến sĩ và công nhân Công an, công nhân viên Quốc phòng.

Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng phải là người có trình độ đại học cảnh sát, đại học an ninh hoặc cử nhân luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

Thứ ba, về tổ chức trại giam.

  • Phân trại giam

Phân trại giam thuộc trại giam có nhiệm vụ tổ chức quản lý, giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân theo đúng đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

  • Khu giam giữ

Khu giam giữ thuộc phân trại giam, gồm:

Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm;

Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân có mức án tù trên 15 năm đã được giảm án và thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại dưới 15 năm; phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, đã chấp hành một phần hai thời hạn chấp hành án phạt tù và đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.

  • Nhà giam

Nhà giam chung: Mỗi buồng giam giam giữ không quá 50 phạm nhân;

Nhà giam riêng: Mỗi buồng giam giam giữ không quá 08 phạm nhân;

Nhà kỷ luật: Mỗi buồng giam giam giữ không quá 02 phạm nhân bị kỷ luật.

Thứ tư, về các công trình phục vụ, gồm:

  • Công trình phục vụ lao động, học tập, sinh hoạt, chăm sóc y tế; giáo dục cải tạo, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân;
  • Công trình phục vụ làm việc, học tập, sinh hoạt và các điều kiện khác cho sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân Công an, công nhân viên Quốc phòng công tác tại trại giam.

Thứ năm, về khu lao động, dạy nghề.

Khu lao động, dạy nghề, gồm:

  • Khu lao động, dạy nghề cho phạm nhân do trại giam đầu tư xây dựng, trực tiếp quản lý;
  • Khu lao động, dạy nghề cho phạm nhân do tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng trong khu vực đất do trại giam quản lý và bàn giao cho trại giam trực tiếp quản lý, sử dụng trong thời gian hợp tác.

Khu lao động, dạy nghề có nhiệm vụ tổ chức quản lý, giam giữ, giáo dục, lao động, dạy nghề cho phạm nhân theo đúng quy định của pháp luật.

Khu lao động, dạy nghề có các hạng mục công trình sau:

  • Nhà giam giữ phạm nhân được xây dựng kiên cố, chắc chắn đảm bảo an ninh, an toàn theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
  • Công trình phục vụ học tập, sinh hoạt, chăm sóc y tế; giáo dục, lao động, dạy nghề cho phạm nhân.
  • Công trình phục vụ làm việc, học tập, sinh hoạt và các điều kiện khác cho sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân Công an, công nhân viên quốc phòng công tác tại khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề.
Quy định về cơ cấu tổ chức trại giam
Quy định về cơ cấu tổ chức trại giam

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Quy định về cơ cấu tổ chức trại giam”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục sang tên nhà đất của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Trại giam là gì?

Trại giam là nơi chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân của những phạm nhân đã bị Toà án kết tội và buộc phải chấp hành hình phạt tù.

Quyền hạn của Phó Giám thị trại giam được quy định như thế nào?

Phó Giám thị trại giam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Giám thị theo sự phân công hoặc ủy quyền của Giám thị và chịu trách nhiệm trong phạm vi công việc được giao.

Có mấy khu giam giữ?

– Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm;
– Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân có mức án tù trên 15 năm đã được giảm án và thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại dưới 15 năm; phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, đã chấp hành một phần hai thời hạn chấp hành án phạt tù và đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.