Quy định về chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở

19/11/2021
Quy định về chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở
556
Views

Việc người dân tự ý chuyển mục đích sử dụng đất là vấn đề phổ biến trong lĩnh vực đất đai hiện nay. Đây là hành vi vi phạm pháp luật nói chung và pháp luật đất đai nói riêng. Các trường hợp này khi bị phát hiện sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Vậy quy định về chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở bị xử phạt như thế nào? Mời bạn cùng tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247.

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai năm 2013

Nghị định số 91/2019/NĐ-CP

Thông tư 28/2014/TT-BTNMT

Nội dung tư vấn

Khái niệm chung

Về đất phi nông nghiệp

Căn cứ vào mục đích sử dụng đất mà Luật Đất đai 2013 chia thành các nhóm đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp,

Đất phi nông nghiệp là loại đất không sử dụng với mục đích làm nông nghiệp như: đất trồng cây hàng năm; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

Các loại đất phi nông nghiệp

Căn cứ vào Khoản 2, Điều 10 Luật Đất đai 2013, quy định: “Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất:

a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp;

c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

d) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

đ) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng các công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng, đất có di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;

e) Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng;

g) Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;

h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;

i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng”.

Về đất ở

Khái niệm về đất ở theo quy định tại 2.1 “đất ở” tại Mục I Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 28/2014/TT-BTNMT như sau:

“Đất ở là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ cho đời sống; đất vườn, ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư (kể cả trường hợp vườn, ao gắn liền với nhà ở riêng lẻ) đã được công nhận là đất ở. Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.

Trường hợp đất ở có kết hợp sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (kể cả nhà chung cư có mục đích hỗn hợp) thì ngoài việc thống kê theo mục đích đất ở phải thống kê cả mục đích phụ là đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.”

Như vậy đất ở tức là đất được dùng để:

  • Xây dựng nhà ở
  • Công trình phục vụ đời sống
  • Đất vườn, ao gắn với nhà ở trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư

Đất ở đô thị là gì?

Đất ở thuộc đô thị được quy định tại “Điều 21. Sửa đổi, bổ sung quy định của Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT” Như sau:

8. Sửa đổi Điểm 2.1.2 của Phụ lục số 01 như sau:

“Đất ở tại đô thị là đất ở thuộc phạm vi địa giới hành chính các phường, thị trấn, kể cả đất ở tại các khu đô thị mới đã thực hiện theo quy hoạch phát triển các quận, thành phố, thị xã nhưng hiện tại vẫn do xã quản lý.”

Đất ở nông thôn là gì?

Đất ở nông thôn được quy định tại 2.1.1 “đất ở tại nông thôn” tại Mục I Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 28/2014/TT-BTNMT như sau:

“Đất ở tại nông thôn là đất ở thuộc phạm vi địa giới hành chính các xã, trừ đất ở tại khu đô thị mới đã thực hiện theo quy hoạch phát triển các quận, thành phố, thị xã, thị trấn nhưng hiện tại vẫn thuộc xã quản lý.”

Hình thức và mức xử phạt

Điều 12 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định hình thức và mức phạt đối với hành vi tự ý chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất thổ cư sang đất thổ cư như sau:

Đối với đất có thu tiền sử dụng hoặc cho thuê đất trả tiền một lần

  • Khu vực nông thôn:

+ Dưới 0.05 ha phạt từ 03 – 05 triệu đồng

+ Từ  0,05 đến dưới 0,1 héc ta phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng

+ Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng

+ Từ 0,5 đến dưới 01 héc ta phạt tiền từ 20 – 40 triệu đồng

+ Từ 01 đến dưới 03 héc ta phạt tiền từ 40 – 80 triệu đồng

+ Từ 03 héc ta trở lên phạt tiền từ 80 – 160 triệu đồng

  • Khu vực đô thị

+ Hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt khu vực nông thôn (tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 01 tỷ đồng đối với tổ chức)

Đối với đất không thu tiền sử dụng hoặc cho thuê đất trả tiền hàng năm

  • Khu vực nông thôn

+ Dưới 0,1 héc ta phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng

+ Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc taPhạt tiền từ 20 – 40 triệu đồng

+ Từ 0,5 đến dưới 01 héc ta phạt tiền từ 40 – 80 triệu đồng

+ Từ 0,5 đến dưới 01 héc ta phạt tiền từ 20 – 40 triệu đồng

+ Từ 01 đến dưới 03 héc ta phạt tiền từ 80 – 160 triệu đồng

+ Từ 03 héc ta trở lên phạt tiền từ 160 – 300 triệu đồng

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Quy định về chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Thời gian tối đa được nghỉ hưởng chế độ BHXH khi ốm đau

Thủ tục truy lĩnh lương hưu hàng tháng

Câu hỏi liên quan

Ngoài việc bị phạt tiền, người tự ý chuyển mục đích sử dụng đất còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nào?

– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp đủ điều kiện công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
– Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi tự ý chuyển lên đất thổ cư.

Tiền sử dụng đất phải nộp đối với đất được giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở là bao nhiêu?

Điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định:
Tiền sử dụng đất phải nộp = (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)

Nhà nước cần làm gì khi thu hồi lại đất đai?

Khi cần thiết phân phối lại đất phù hợp với quy hoạch và nhu cầu sử dụng hoặc để sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích công cộng, Nhà nước thường thu hồi lại đất đai của các tổ chức và cá nhân.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Để lại một bình luận