Chỉ giới xây dựng là thông tin quan trọng trong quá trình xây dựng công trình, đặc biệt cần lưu ý trong việc xây dựng khu đô thị. Vậy quy định về chỉ giới xây dựng nhà ở hiện nay như thế nào? Đất ngoài chỉ giới có được xây dựng hay không? Trong trường hợp xây dựng vi phạm chỉ giới xây dựng sẽ bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại những thông tin hữu ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Quy định về chỉ giới xây dựng nhà ở như thế nào?
Chỉ giới xây dựng được quy định rõ tại Luật Xây dựng 2014 và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD, cụ thể khoản 6 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 và Thông tư 01/2021/TT-BXD quy định thống nhất như sau:
“Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình chính trên thửa đất.”.
Trước ngày 05/7/2021, Thông tư 22/2019/TT-BXD quy định chỉ giới xây dựng là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất cho phép xây dựng công trình và phần đất lưu không.
Mặc dù Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BXD có quy định khác về mặt câu từ nhưng bản chất vẫn có sự thống nhất với Luật Xây dựng 2014.
Theo đó, chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình chính trên thửa đất.
Đất ngoài chỉ giới có được xây dựng không?
Đất ngoài chỉ giới xây dựng thuộc một trong hai trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Đất thuộc chỉ giới đường đỏ (không có khoảng lùi)
Trường hợp này xảy ra khi chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ, khi đó đất nằm ngoài chỉ giới xây dựng cũng đồng nghĩa với việc nằm ngoài chỉ giới đường đỏ (thuộc chỉ giới đường đỏ).
Căn cứ quy định về các chi tiết kiến trúc công trình tiếp giáp với tuyến đường tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng (QCVN 01:2021/BXD) thì công trình xây dựng phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
– Không cản trở hoạt động giao thông tại lòng đường;
– Đảm bảo an toàn, thuận tiện cho hoạt động đi bộ trên vỉa hè;
– Không ảnh hưởng đến hệ thống cây xanh, công trình hạ tầng kỹ thuật nổi và ngầm trên tuyến phố;
– Đảm bảo tính thống nhất về cảnh quan trên tuyến phố hoặc từng đoạn phố;
– Đảm bảo tuân thủ các quy định phòng cháy chữa cháy và các hoạt động của phương tiện chữa cháy.
Trường hợp 2: Đất thuộc khoảng lùi
Trường hợp này xảy ra khi chỉ giới xây dựng lùi vào so với chỉ giới đường đỏ.
Kiến trúc công trình tiếp giáp với tuyến đường thuộc trường hợp này phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
– Không một bộ phận, chi tiết kiến trúc nào của công trình xây dựng được vượt quá chỉ giới đường đỏ;
– Đảm bảo tính thống nhất về cảnh quan trên tuyến phố hoặc từng đoạn phố;
– Đảm bảo tuân thủ các quy định phòng cháy chữa cháy và hoạt động của phương tiện chữa cháy.
Mặc dù có quy định về yêu cầu kiến trúc đối với công trình như trên và bảo đảm khoảng lùi tối thiểu thì đất ngoài chỉ giới xây dựng cũng không được xây dựng, nếu xây dựng sẽ vi phạm chỉ giới (căn cứ theo khái niệm chỉ giới xây dựng, hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 4 Điều 12 Luật Xây dựng 2014 và quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng).
Mức phạt khi vi phạm chỉ giới xây dựng
Căn cứ điểm b khoản 7 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, hành vi xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng bị phạt tiền từ 50 – 60 triệu đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền thì xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng sẽ buộc phải tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm mà không được điều chỉnh giấy phép xây dựng để hợp thức hóa hành vi vi phạm này (theo điểm d khoản 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP).
Xem chỉ giới xây dựng như thế nào?
– Cách 1: Yêu cầu cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng cung cấp thông tin chỉ giới xây dựng
Căn cứ tại Điều 43 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 28 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) quy định như sau:
“Điều 43. Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng
1. Việc cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng được thực hiện dưới các hình thức sau:
a) Công khai hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng, đăng tải trên trang thông tin điện tử và phương tiện thông tin đại chúng;
b) Giải thích trực tiếp theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
c) Cung cấp thông tin bằng văn bản giấy, văn bản điện tử theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
d) Phát hành ấn phẩm về quy hoạch.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận, xử lý và cung cấp thông tin khi có yêu cầu. Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng có trách nhiệm cung cấp thông tin về địa điểm xây dựng, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ, cốt xây dựng và thông tin khác liên quan đến quy hoạch xây dựng khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu trong phạm vi đồ án quy hoạch xây dựng do mình quản lý.
Đối với trường hợp cung cấp thông tin bằng văn bản, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có yêu cầu, cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
3. Cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thời gian cung cấp thông tin và độ chính xác của các tài liệu, số liệu đã cung cấp.”
Như vậy, theo quy định nêu trên cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng sẽ có trách nhiệm cung cấp thông tin về địa điểm xây dựng, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ…
Do đó, tổ chức, cá nhân có yêu cầu có thể đề nghị cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng cung cấp thông tin về chỉ giới xây dựng.
– Cách 2: Xem chỉ giới xây dựng trên giấy phép xây dựng
Căn cứ vào Điều 90 Luật Xây dựng 2014 quy định như sau:
“Điều 90. Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng
1. Tên công trình thuộc dự án.
2. Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.
3. Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến.
4. Loại, cấp công trình xây dựng.
5. Cốt xây dựng công trình.
6. Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.
7. Mật độ xây dựng (nếu có).
8. Hệ số sử dụng đất (nếu có).
9. Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình.
10. Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.”
Như vậy, theo quy định trên thì chỉ giới xây dựng là một trong những nội dung của giấy phép xây dựng. Do đó, tổ chức, cá nhân có thể xem chỉ giới xây dựng trên giấy phép xây dựng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục xin chỉ giới đường đỏ
- Dịch vụ xin giấy phép xây dựng tại Hà Nội mới nhất năm 2021
- Dịch vụ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng tại Thái Nguyên năm 2021
Thông tin liên hệ:
Trên đây là các thông tin của Luật sư 247 về Quy định “Quy định về chỉ giới xây dựng nhà ở năm 2022 như thế nào?” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như là tư vấn về việc đặt cọc mua bán nhà đất uy tín… có thể tham khảo và liên hệ tới hotline 0833102102 của Luật sư 247 để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp:
Văn bản đề nghị ký hợp đồng lập chỉ giới đường đỏ của chủ sở hữu hợp pháp nhà ở và sử dụng đất ở.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hợp đồng mua bán nhà hoặc các văn bản chứng minh quyền sử dụng đất (có công chứng, chứng thực).
02 bản đồ (một trong những bản đồ sau: Bản đồ địa hình, Bản đồ địa chính có yếu tố địa hình, Bản đồ hiện trạng tỷ lệ 1/200-1/500) phù hợp với sơ đồ vị trí được giới thiệu; do cơ quan có tư cách pháp nhân lập không quá 2 năm; hiện trạng phù hợp thực tế; được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thẩm định.
Các tài liệu giải trình rõ căn cứ, cơ sở để xác định chỉ giới đường đỏ. Giấy giới thiệu và kèm theo 01 đĩa CD.
Trường hợp chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thì phải được UBND phường/xã/thị trấn xác nhận khu đất do cá nhân, hộ gia đình đang quản lỷ sử dụng, không có tranh chấp. Đối với đất đang sử dụng thì phải có giấy tờ hợp pháp; hợp lệ chứng minh quyền sử dụng đất của Chủ đầu tư.
Giấy ủy quyền chứng thực tại UBND phường/xã/thị trấn hoặc cơ quan công chứng (nếu chủ sử dụng đất không trực tiếp thực hiện thủ tục).
Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ theo quy định sẽ tiến hành nộp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Viện Quy hoạch xây dựng hoặc Sở Quy hoạch kiến trúc thành phố. Bộ phận này sẽ kiểm tra nội dung, thành phần hồ sơ theo quy định.
Lệ phí phải nộp sẽ căn cứ vào Hợp đồng tư vấn với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội.