Quy định về bếp ăn trường mầm Non được quy định thế nào?

12/08/2022
Quy định về bếp ăn trường mầm Non được quy định thế nào?
756
Views

Đối với bất kỳ nhà bếp nào nói chung và bếp ăn trường mầm non nói riêng thì để có thể được cấp phép đi vào hoạt động cũng như nhận được những công nhận đạt chuẩn về chất lượng thì buộc những trường học đó phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định của Bộ giáo dục và Bộ y tế đã đề ra. Bếp ăn là khu vực vô cùng nhạy cảm, chỉ cần một sai sót nhỏ thôi là có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn cho bé. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Quy định về bếp ăn trường mầm Non được quy định thế nào?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý:

  • Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT

Vì sao các bếp ăn ở trường mầm non cần phải đặt ra các quy định?

Trong số các khu vực chức năng của một trường mầm non thì bếp ăn. Là khu vực có độ nhạy cảm rất cao và cũng là nơi thường xuyên được Ban giám hiệu nhà trường. Cùng các cơ quan chức năng có thẩm quyền lưu ý tới. Bởi khu vực bếp ăn được sử dụng hàng ngày với tần suất cao. Và nếu có một sai sót nào đó, dù là nhỏ thôi. Thì cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Tới sự an toàn và sức khỏe của các cháu.

Để giảm thiểu được những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Cũng như để đảm bảo cho việc phục vụ bữa ăn cho các cháu luôn an toàn. Vệ sinh và đầy đủ dinh dưỡng thì các cơ quan chức năng. Cũng như Ban giám hiệu nhà trường đã đặt ra những quy định bắt buộc để tất cả mọi người cùng phải tuân thủ.

Các quy định này liên quan trực tiếp tới sự an toàn về tính mạng của những người làm việc ở các bếp ăn. Cũng như tới sức khỏe của các bé học ở trường mầm non. Nên yêu cầu thực hiện một cách nghiêm túc.

Quy định về bếp ăn trường mầm Non được quy định thế nào?
Quy định về bếp ăn trường mầm Non được quy định thế nào?

Quy định về bếp ăn trường mầm Non được quy định thế nào?

Để có thể sở hữu được bếp ăn một chiều đạt chuẩn thì các bếp ăn cần tuân thủ theo đúng quy định bếp ăn trường mầm non . Những nguyên tắc, tiêu chuẩn đó như sau:

  • Trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ và người trực tiếp tiến hành chế biến, phục vụ ăn uống tại các căng tin có kinh doanh ăn uống, khách sạn, bếp ăn tập thể, nhà hàng ăn uống, khu nghỉ dưỡng cần tuân thủ theo các yêu cầu được quy định
  • Trong quá trình thiết kế bếp ăn cần phải có khu sơ chế nguyên liệu, khu nấu nướng, khu bảo quản, khu ăn uống, khu lưu trữ bảo quản thực phẩm, khu nguyên liệu thực phẩm, khu vệ sinh, rửa tay cách biệt. Đối với các bếp ăn cung các các suất ăn sẵn chuyển đến cần phải được bố trí ở khu vực riêng biệt, phù hợp với số lượng suất ăn và đảm bảo an toàn thực phẩm.
  • Nơi chế biến phải được thiết kế theo nguyên tắc một chiều với đầy đủ các dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm đã qua chế biến và thực phẩm tươi sống. Có đầy đủ các dụng cụ gắp, chia, chứa đựng thức ăn, các dụng cụ ăn uống đảm bảo sạch sẽ. Ngoài ra, cũng cần phải trang bị gang tay sử dụng một lần khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn. Và cũng cần phải có đầy đủ các trang thiết bị phòng chống côn trùng, gián, muỗi và các động vật gây bệnh khác.
  • Khu vực ăn uống cần phải thiết kế ở vị trí thông thoáng, thoáng mát, có đủ bàn ghế và thường xuyên được làm vệ sinh sạch sẽ. Không những vậy, khu vực này cũng cần phải có thiết bị phòng chống côn trùng, gián, muỗi và các động vật gây bệnh khác. Ngoài ra, khu vực này cần có bồn rửa tay ít nhất là 1 bồn phục vụ cho 50 người, nhà vệ sinh ít nhất 1 phục vụ cho 25 người.
  • Khu bảo quản thức ăn ngay, khu trưng bày phải được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Thức ăn chín phải được bày trên bàn inox hoặc giá inox cao cách mặt đất ít nhất khoảng 60cm. Cũng cần phải được trang bị đầy đủ các vật dụng, trang thiết bị phòng chống bụi bẩn, dán, muỗi, côn trùng gây bệnh. Ngoài ra, còn phải có đủ các dụng cụ đảm bảo vệ sinh để gắp, kẹp, xúc thức ăn.
  • Nước đá sử dụng trong khu vực ăn uống phải có nguồn gốc rõ ràng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống.
  • Bếp ăn cần có đủ sổ sách ghi chép thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Cũng cần phải có đủ dụng cụ lưu mẫu thức ăn, tủ bảo quản thức ăn, đảm bảo chế độ lưu mẫu tại cơ sở ít nhất 24 giờ từ sau khi thức ăn được chế biến xong.
  • Cần phải có đủ dụng cụ chứng đựng rác thải, chất thải và phải có nắp đậy, được đậy kín. Rác thải, chất thải phải được thu gom, xử lý từng ngày theo quy định. Nước thải cũng phải được thu gom trong hệ thống kín, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường

Bên cạnh đó, theo Khoản 3 Điều 6 Tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, TH, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học Ban hành kèm theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ 11/07/2020), nhà bếp, kho bếp của trường mầm non phải đáp ứng tiêu chuẩn sau:

  • Nhà bếp: độc lập với các khối phòng chức năng khác; gồm có khu sơ chế, khu chế biến, khu nấu ăn, khu chia thức ăn; được thiết kế và tổ chức theo dây chuyền hoạt động một chiều;
  • Kho bếp: phân chia riêng biệt kho lương thực và kho thực phẩm; có lối nhập, xuất hàng thuận tiện, độc lập và phân chia khu vực cho từng loại thực phẩm; có thiết bị bảo quản thực phẩm.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quy định về bếp ăn trường mầm Non được quy định thế nào?” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, gửi file đăng ký mã số thuế cá nhân, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Những điều bếp ăn một chiều cần đảm bảo được là gì?

Bếp ăn một chiều đạt chuẩn khi chúng đảm bảo được tất những điều sau:
– Đầu tiên, cần đảm bảo được nguyên tắc bếp ăn 1 chiều ở trường mầm non. Tức là thực phẩm phải được trải qua theo đúng quy trình từ nhập kho đến sơ chế, nấu chín, ra đồ đảm bảo không lặp lại quy trình này. Điều này sẽ tránh được việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm và  tránh lây nhiễm mầm bệnh.
– Đảm bảo hiệu suất, công năng sử dụng của các thiết bị, giao thông trong bếp phải vô cùng thuận tiện cho nhân viên bếp và các đầu bếp.
– Đảm bảo có đầy đủ hệ thống thông gió, hệ thống hút mùi.
– Đảm bảo các thiết bị trong bếp ăn không thừa cũng không thiếu và hữu dụng đối với tất cả các đầu bếp cũng như nhân viên bếp.

Quy định liên quan đến trang phục của nhân viên làm trong nhà bếp như thế nào?

Vì khu bếp là nơi vô cùng nhạy cảm. Chỉ cần sơ suất nhỏ xảy ra cũng sẽ gây nên tình trạng nhiễm khuẩn chéo. Dễ làm các cháu học sinh khi ăn bị ngộ độc thực phẩm nên cần phải yêu cầu tất cả các nhân viên làm việc trong nhà bếp. Thực hiện nghiêm túc việc mặc trang phục đúng quy định. Sạch sẽ, gọn gàng khi bước chân vào bếp.
Nhân viên trong nhà bếp phải mặc đồ bảo hộ lao động đúng với chức năng, nhiệm vụ của mình. Đồng thời còn phải sử dụng cả mũ, khẩu tăng, găng tay…Sao cho phù hợp với công việc

Quy định về việc chia định lượng suất ăn cho bé như thế nào?

Mỗi suất ăn của bé đều đã có đủ lượng chất dinh dưỡng. Và tiêu chuẩn nhất định nên người làm việc trong khu bếp. Tuyệt đối không được xâm phạm, cắt xén định lượng suất ăn dành cho các bé

3.5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.