Quy định về bản chính bản sao hiện nay như thế nào?

28/06/2022
Quy định về bản chính bản sao hiện nay như thế nào?
440
Views

Chào Luật sư không biết hiện nay Luật quy định như thế nào về vấn đề bản chính bản sao? Bản chính là gì và bản sao có giá trị thế nào so với bản chính? Bản sao với bản photo có giống nhau không? Những loại giấy tờ nào được cấp bản sao và tại sao? Quy định về bản chính bản sao hiện nay như thế nào? Bản chính và bản sao do những ai có thẩm quyền quyết định? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Bản chính không được chứng thực gồm những gì?

Chứng thực là việc cơ quan có thẩm quyền bảo đảm tính chính xác, hợp pháp của bản sao văn bản được chứng thực. Do đó, để đảm bảo những điều kiện trên, những bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao:

  • Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.
  • Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.
  • Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.
  • Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.
  • Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, trừ hộ chiếu, thẻ căn cước, thẻ thường trú, thẻ cư trú, giấy phép lái xe, bằng tốt nghiệp, chứng chỉ và bảng điểm kèm theo bằng tốt nghiệp, chứng chỉ.
  • Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Quy định về bản chính bản sao hiện nay như thế nào?
Quy định về bản chính bản sao hiện nay như thế nào?

Thế nào là bản sao giấy tờ?

Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, như thế nào được coi là bản sao? Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:

Bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

Bản chính là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Như vậy, bản sao có thể tồn tại dưới hai dạng:

+ Bản chụp từ bản chính: thường gặp nhất là phô tô từ bản chính;

+ Bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc (Sổ gốc là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định của pháp luật, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp): thường gặp nhất là bản sao Giấy khai sinh.

Bản sao là gì? Bản photo có phải bản sao?

Theo cách giải thích từ ngữ tại Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

Định nghĩa này không yêu cầu bản sao phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, khi đọc định nghĩa này, hầu hết mọi người vẫn rất mơ hồ, không biết bản photo có phải bản sao hay không?

Để hiểu rõ hơn, cùng tìm hiểu trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao tại Điều 6 Nghị định này:

– Trường hợp pháp luật quy định nộp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận bản sao, không được yêu cầu bản sao có chứng thực nhưng có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.

– Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực thì không được yêu cầu xuất trình bản chính, trừ trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, bất hợp pháp thì yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh, nếu thấy cần thiết.

Quy định về bản chính bản sao hiện nay như thế nào?

“Bản chính” là những giấy tờ; văn bản do cơ quan; tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu; cấp lại; cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ; văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan; tổ chức có thẩm quyền.

“Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ; chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

– Thứ nhất, bản sao là bản chụp từ bản chính được hiểu là bản chính giấy tờ; văn bản được cho vào máy phô-tô để phô-tô ra các bản giống nhau; có nội dung và hình thức giống với bản chính.

– Thứ hai, bản sao là bản đánh máy có nội dung đầy đủ; chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc nghĩa là trong sổ gốc có thông tin gì thì phải đánh máy đầy đủ; chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc đó để thực hiện chứng thực bản sao.

Bản sao từ sổ gốc thường do các cơ quan; tổ chức có thẩm quyền cấp bản chính thực hiện.

Như vậy, khi có bản chính và bản sao của bản chính theo quy định nêu trên, người thực hiện chứng thực bản sao gồm: Công chứng viên, lãnh đạo UBND xã/phường, Trưởng/Phó phòng Tư pháp quận/huyện sẽ đối chiếu bản sao với bản chính, nếu bản sao đúng với bản chính thì ký chứng thực bản sao đó.

Bản sao và bản photo công chứng khác gì nhau?

Mặc dù cụm từ “photo công chứng” đang được sử dụng rất phổ biến trong xã hội nhưng cũng phải khẳng định cụm từ này đang bị dùng sai.

Theo định nghĩa của Luật Công chứng 2014, công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.

Còn theo Nghị định 23/2015, chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

Như vậy, photo công chứng mà nhiều người đang gọi thực chất là photo chứng thực.

Quy định về bản chính bản sao hiện nay như thế nào?

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Quy định về bản chính bản sao hiện nay như thế nào?. Mong những thông tin mà chúng tôi mang đến có thể giúp ích được cho độc giả! Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanQuy định về bản chính bản sao hiện nay như thế nào?h; Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; thủ tục thành lập công ty; cách tra số mã số thuế cá nhân, hoặc thủ tục xin hợp thức hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Giá trị pháp lý của bản sao thế nào?

1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Ai được cấp bản sao?

Đối với bản sao được cấp từ bản chính thì thẩm quyền thuộc về cơ quan quản lý sổ gốc

Những văn bản nào được phép sao y bản chính?

Căn cứ theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 Nghị định 23/2015/NĐ-CP:
“Điều 18: Giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao từ bản chính:
1. Bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.
2. Bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.