Quy định pháp luật về thủ tục xin xác nhận chưa có nhà ở

01/06/2022
Thủ tục xin xác nhận chưa có nhà ở
1525
Views

Thủ tục xin xác nhận chưa có nhà ở

Theo quy định của pháp luật hiện hành, xác nhận chưa có nhà ở là một căn cứ quan trọng để người dân được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội của Nhà nước. Vậy, người dân có nhu cầu cần đáp ứng những điều kiện gì, làm thủ tục như nào để xin xác nhận chưa có nhà ở? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý:

Theo Luật Nhà ở 2014 (LNO), “chưa có nhà ở” là một trong những điều kiện để người dân được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội. Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 51 LNO 2014 quy định như sau:

Mục đích của việc xin xác nhận chưa có nhà ở

” Điều 51. Điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

1. Đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này thì phải đáp ứng các điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập theo quy định sau đây:

a) Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực;”

Các đối tượng nào cần xin xác nhận chưa có nhà ở

Như đã nêu ở trên, đại đa số người dân xin xác nhận chưa có nhà ở đều nhằm mục đích được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội. Tuy nhiên, chỉ một số đối tượng nhất định mới được xét các điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ. Căn cứ theo Điều 49 LNO 2014, các đối tượng cần xin xác nhận chưa có nhà ở để hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội bao gồm:

  • Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
  • Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
  • Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
  • Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của LNO 2014
  • Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
Quy định pháp luật về thủ tục xin xác nhận chưa có nhà ở
Quy định pháp luật về thủ tục xin xác nhận chưa có nhà ở

Thủ tục xin xác nhận chưa có nhà ở

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ

Người dân có nhu cầu chuẩn bị một bộ hồ sơ như sau

  • Giấy tờ tuỳ thân (Chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân,..)
  • Đơn xin xác nhận chưa có nhà ở (theo mẫu ở dưới bài viết)

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người dân tiến hành nộp hồ sơ lên UBND xã, phường nơi mình sinh sống.

Bước 2: UBND tiến hành xác minh, kiểm tra thông tin

Sau khi nhận hồ sơ, UBND sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ. Nếu kiểm tra thấy hồ sơ còn thiếu, sai sót thông tin, UBND trả lại hồ sơ và yêu cầu người nộp chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ, UBND tiến hành các nghiệp vụ chuyên môn xác minh tình trạng cư trú, tình trạng nhà ở của người nộp hồ sơ .

Bước 3: Trả kết quả

Hoàn thành công tác xác minh thông tin, nếu xác định được người nộp hồ sơ chưa có nhà ở, UBND có thẩm quyền hẹn ngày giờ trả kết quả, tiến hành cấp giấy xác nhận chưa có nhà ở cho người nộp hồ sơ.

Mẫu đơn phục vụ thủ tục xin xác nhận chưa có nhà ở

Dưới đây là mẫu đơn xin xác nhận chưa có nhà ở được ban hành kèm theo thông tư số 20/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là tư vấn về “Thủ tục xin xác nhận chưa có nhà ở”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về mẫu đơn, thủ tục xác nhận chưa có nhà ở, thủ tục đăng ký hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, đăng ký bảo hộ logo ; mời quý khách liên hệ đến hotline để được tiếp nhận:

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ chứng minh điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội đối với người có công với cách mạng

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 22 Nghị định 100/NĐ-CP, người có công với cách mạng phải phải có giấy tờ chứng minh về đối tượng theo quy định của pháp luật về người có công với cách mạng, xác nhận về thực trạng nhà ở và chưa được hỗ trợ nhà ở của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp.

Các hình thức Nhà nước phát triển nhà ở xã hội

Căn cứ theo khoản 1 Điều 53 Luật Nhà ở 2014, Nhà nước đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng vốn ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao trên diện tích đất được xác định để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định để cho thuê, cho thuê mua.

Tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội

Trường hợp nhà ở xã hội là nhà chung cư thì căn hộ phải được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn diện tích sử dụng mỗi căn hộ tối thiểu là 25 m2, tối đa là 70 m2, bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.