Quy định pháp luật về quyền lợi của người mang hộ chiếu ngoại giao

21/06/2022
quyền lợi của người mang hộ chiếu ngoại giao
623
Views

Trong bối cảnh thế giới hội nhập như hiện nay, hộ chiếu đang trở thành một vật bất ly thân của mỗi người bởi đây là giấy tờ quan trọng giúp mỗi người có thể nhập cảnh, xuất cảnh. Tuy nhiên, nhắc đến “Hộ chiếu ngoại giao”, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về loại hộ chiếu này cũng như quyền lợi của người mang hộ chiếu ngoại giao? Vậy, hãy cũng Luạt sư 247 tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết sau đây!

Hộ chiếu là gì?

Khái niệm hộ chiếu đã được quy định rõ trong Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019. Theo đó, khoản 3 Điều 2 Luật này quy định: “hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho công dân Việt Nam để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh cho quốc tịch và nhân thân.”

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hiện có 3 loại hộ chiếu: hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ.

Hộ chiếu ngoại giao là gì?

Để hiểu rõ nhất về quyền lợi của người mang hộ chiếu ngoại giao, cần phải hiểu hộ chiếu ngoại giao là gì. Trong Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 dù chưa định nghĩa cụ thể về hộ chiếu ngoại giao, tuy nhiên có thể hiểu Hộ chiếu ngoại giao là loại giấy tờ tùy thân dùng vào mục đích để xuất nhập cảnh chỉ được cấp đối với một số chủ thể nhất định theo quy định pháp luật, những người mà được cấp loại hộ chiếu ngoại giao này thông thường là những người thân của người có chức vụ cao hoặc người có chức vụ cao ở trong cơ quan nhà nước.

Điều kiện để được cấp hộ chiếu ngoại giao

Điều kiện được cấp hộ chiếu ngoại giao đã được quy định tương đối rõ ràng trong Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019. Cụ thể, theo Điều 10 Luật này, những người đáp ứng đủ các điều kiện sau đây sẽ được cấp hộ chiếu ngoại giao:

  • Thuộc đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao;
  • Được cơ quan, người có thẩm quyền cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác.

Trong đó, hộ chiếu ngoại phải thể hiện rõ những thông tin sau đây: họ, chữ đệm và tên; ảnh chân dung; ngày tháng năm sinh của người được cấp; nơi sinh; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày tháng năm cấp hộ chiếu, cơ quan cấp; ngày tháng năm mà hộ chiếu hết hạn; số định danh cá nhân hoặc là số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao phù hợp với yêu cầu đối ngoại.

Quyền lợi của người mang hộ chiếu ngoại giao
Quyền lợi của người mang hộ chiếu ngoại giao

Quyền lợi của người mang hộ chiếu ngoại giao

Theo pháp luật hiện hành, do tính chất chất đặc biệt của hộ chiếu ngoại giao, những người mang hộ chiếu ngoại giao cũng sẽ có rất nhiều những quyền lợi đặc biêt như sau:

  • Những người được cấp hộ chiếu ngoại giao không cần phải xin visa khi sang nước khác,
  • Người được cấp hộ chiếu ngoại giao không giới hạn ngày nhập cư;
  • Người được cấp hộ chiếu ngoại giao có thể sử dụng biển số xe CC hoặc CD, biển số lãnh sự trên ô tô,
  • Người được cấp hộ chiếu ngoại giao có quyền lui tới các phòng chờ của chính phủ;
  • Có cơ hội mở cửa tức thì trong môi trường chính trị hoặc kinh doanh;
  • Người được cấp hộ chiếu ngoại giao được miễn visa đi đến bất kì quốc gia nào và miễn visa trong nhiều trường hợp đi lại khác,…

Trên đây là một số quyền lợi của người mang hộ chiếu ngoại giao. Bên cạnh đó, việc mang hộ chiếu ngoại giao còn giúp người đó có nhiều quyền lợi khác như được vị trí ưu tiên trong các sự kiện nhất định, dễ dàng gia hạn VISA hơn,..

Đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao

Thuộc đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao là một trong những điều kiện bắt buộc để một người được cấp hộ chiếu ngoại giao. Theo đó, không phải ai cũng sẽ thuộc đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao. Theo quy định tại Điều 8 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, những đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao bao gồm:

  • Thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam gồm: Tổng Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Nguyên là Tổng Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng; Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trưởng ban, Phó Trưởng ban các Ban trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ quan do Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập. Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương, khối doanh nghiệp Trung ương; Đặc phái viên, trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Trợ lý ủy viên Bộ Chính trị.
  • Thuộc Quốc hội gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nguyên Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Tổng kiểm toán, Phó Tổng kiểm toán nhà nước; Trưởng ban, Phó Trưởng các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Đại biểu Quốc hội; Trợ lý, Thư ký của Chủ tịch Quốc hội.
  • Thuộc Chủ tịch nước gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước; Nguyên Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Đặc phái viên, Trợ lý, Thư ký của Chủ tịch nước.
  • Thuộc Chính phủ gồm: Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ; nguyên Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Tổng cục trưởng và Thủ trưởng cơ quan nhà nước tương đương cấp Tổng cục; sỹ quan có cấp hàm từ Thiếu tướng, Chuẩn đô đốc Hải quân trở lên đang phục vụ trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; Đặc phái viên, trợ lý, thư ký của Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký Phân ban Việt Nam trong Ủy ban Hợp tác liên Chính phủ Việt Nam và nước ngoài.
  • Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
  • Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
  • Thuộc cơ quan nhà nước ở địa phương gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Ủy viên Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
  • Thuộc các tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Bí thư thứ nhất, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
  • Những người đang phục vụ trong ngành ngoại giao đã được phong hàm ngoại giao hoặc giữ các chức vụ từ phó tùy viên quốc phòng trở lên tại cơ quan đại diện ngoại giao, phái đoàn thường trực tại các tổ chức quốc tế liên Chính phủ và từ chức vụ Tùy viên lãnh sự trở lên tại cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
  • Giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự.
  • Vợ hoặc chồng của những người thuộc diện quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8 và khoản 9 Điều này cùng đi theo hành trình công tác; vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi của những người thuộc diện quy định tại khoản 10 Điều này cùng đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.
  • Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào yêu cầu đối ngoại hoặc lễ tân nhà nước và tính chất chuyến đi công tác, Bộ trưởng Ngoại giao thực hiện việc cấp hộ chiếu ngoại giao theo chỉ đạo của Thủ tướng hoặc xét quyết định cấp hộ chiếu ngoại giao theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam…

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quyền lợi của người mang hộ chiếu ngoại giao”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, thành lập công ty, xác nhận tình trạng độc thân, dò mã số thuế cá nhân…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn của hộ chiếu ngoại giao?

Hộ chiếu ngoại giao có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp. Loại hộ chiếu này còn giá trị dưới một năm thì được gia hạn một lần, tối đa không quá ba năm; khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới.

Lê phí cấp hộ chiếu ngoại giao là bao nhiêu?

Lệ phí đối với lần cấp mới hộ chiếu ngoại giao là 400.000 đồng.

Hồ sơ xin cấp hộ chiếu ngoại giao khi bị mất hỏng, hết trang hoặc hết thời hạn sử dụng trong thời gian công tác ở nước ngoài

Hồ sơ bao gồm:
– Tờ khai đề nghị được cấp hộ chiếu ngoại giao
– 2 ảnh chân dung giống nhau của người yêu cầu được cấp hộ chiếu
– Quyết định cử hoặc văn bản cho phép người ra nước ngoài của cơ quan, người có thẩm quyền ghi rõ đối tượng thuộc diện đề nghị cấp
– Đơn báo với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.