Quy định pháp luật về cơ quan chỉ đạo trực tiếp phòng chống tội phạm

02/06/2022
Cơ quan chỉ đạo trực tiếp phòng chống tội phạm
744
Views

Cơ quan chỉ đạo trực tiếp phòng chống tội phạm

Xã hội càng phát triển, các vấn đề của xã hội lại càng phát sinh. Trong đó, tội phạm luôn là một vấn đề nhức nhối trong xã hội, đòi hỏi Nhà nước phải chỉ đạo, thành lập ra Cơ quan phòng chống tội phạm để đảm trật tự an toàn xã hội. Vậy, đâu là cơ quan chỉ đạo trực tiếp phòng chống tội phạm? Các quy định pháp luật liên quan? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu tỏng bài viết này nhé!

Căn cứ pháp lý:

Quyết định 12/QĐ-BCĐ138/CP

Phòng chống tội phạm là gì?

Hiện, không có một định nghĩa cụ thể về phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, nhiều quan điểm cho rằng: “Phòng chống tội phạm là việc các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều biện pháp nhằm khắc phục những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế và làm giảm từng bước, tiến tới loại trừ tội phạm ra khoải đời sống xã hội.”

Chủ thể của hoạt động phòng chống tội phạm

Để thực hiện phòng chống tội phạm một cách triệt để, toàn xã hội phải chung tay góp sức phòng chống tội phạm. Một số chủ thể tiểu biểu của hoạt động phòng chống tội phạm có thể kể đến như:

  • Quốc hội, hội đồng nhân dân: có chức năng ban hành các đạo luật, nghị quyết, văn bản pháp luật về phòng chống tội phạm. Bên cạnh đó giám sát chặt chẽ việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội
  • Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp: Các cơ quan này có nhiệm vụ
  • Cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng thành những văn bản pháp quy hướng dẫn, tổ chức các lực lượng phòng chống tội phạm. Bên cạnh đó sử dụng các cơ quan chuyên trách như công an, Viện kiểm sát để thực hiện phòng chống tội phạm.
  • Các tổ chức xã hội, tổ chức quần chúng tự quản: Phối hợp hỗ trợ chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn soạn thảo, tham gia kế hoạch phòng chống tội phạm.
  • Công dân: Thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ công dân được quy định trong Hiến pháp, tích cực tham gia phòng chống tội phạm.

Nội dung các nguyên tắc tổ chức và hoạt động phòng ngừa tội phạm

  • Nguyên tắc tổ chức và hoạt động phòng ngừa tội phạm là những quan điểm, phương châm xuyên suốt toàn bộ việc tổ chức và hoạt động phòng ngừa Tội phạm.
  • Nguyên tắc pháp chế Xã hội chủ nghĩa: Phòng ngừa tội phạm là hoạt động thực hiện nhiệm vụ chung của Nhà nước và xã hội cho nên ở mức độ nhất định mang tính quyền lực Nhà nước. Vì vậy, việc tổ chức và phòng ngừa tội phạm phải tuân theo Hiến pháp và Pháp luật.
  • Nguyên tắc dân chủ xã hội: Là nguyên tắc thể hiện sự tham gia của toàn xã hội, huy động được sức mạnh tổng hợp của xã hội
  • Nguyên tắc nhân đạo: Bản thân phòng ngừa tội phạm là hoạt động mang tính nhân đạo. Nguyên tắc này đòi hỏi hoạt động phòng ngừa tội phạm không xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của xã hội, Nhà nước và công dân. Đảm bảo phòng ngừa tội phạm phải có hiệu quả.
  • Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp đồng bộ hoạt động phòng ngừa tội phạm: Nguyên tắc này đồi hỏi phải có chương trình, kế hoạch, chiến lược xây dựng một cách khoa học, quá trình áp dụng phải đồng bộ, có sự chỉ đoạ thống nhất, tập trung.
Cơ quan chỉ đạo trực tiếp phòng chống tội phạm
Cơ quan chỉ đạo trực tiếp phòng chống tội phạm

Cơ quan chỉ đạo trực tiếp phòng chống tội phạm

Hiện, cơ quan chỉ đạo trực tiếp phòng chống tội phạm là “Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ”. Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ đã được quy định rõ về cơ chế hoạt động tại Quyết định 12/QĐ-BCĐ138/CP. Một số quy định pháp luật đáng lưu ý về Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ như sau:

Nguyên tắc và chế độ làm việc của cơ quan chỉ đoạ trực tiếp phòng chống tội phạm

Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 12/QĐ-BCD138/CP, cơ quan này phải tuân theo một số nguyên tắc và chế độ làm việc như sau:

  • Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể, đề cao quyền hạn và trách nhiệm của các Thành viên; bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật và quy định của Quy chế này.
  • Thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai thực hiện công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống mua bán người theo chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành, đoàn thể nơi công tác và sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.
  • Đảm bảo yêu cầu phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành và trao đổi thông tin giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
  • Trưởng ban sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; các Thành viên khác sử dụng con dấu của bộ, ngành, đoàn thể nơi công tác.

Trách nhiệm của trưởng ban chỉ đạo

Căn cứ theo Điều 4 Quyết định 12/QĐ-BCD138/CP, trưởng ban chỉ đạo sẽ phải chịu những trách nhiệm sau đây:

  • Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Ban Chỉ đạo.
  • Lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của Ban Chỉ đạo; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Ủy viên và triệu tập, chủ trì các cuộc họp định kỳ, đột xuất của Ban Chỉ đạo và Thường trực Ban Chỉ đạo.
  • Trong trường hợp cần thiết, ủy quyền cho các Phó Trưởng ban giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 về “Cơ quan chỉ đạo trực tiếp phòng chống tội phạm”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, mời quý khách đến hotlien để được tiếp nhận:

Hotline: 0833.102.102

Hoặc qua các kênh

Facebook: www.facebook.com/luatsux

TikTok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Phạm vi và đối tượng áp dụng của Quyết định 12/QĐ-BCDD138/CP?

Quy chế này quy định nguyên tắc, phạm vi trách nhiệm, chế độ làm việc; cơ chế điều hành, chế độ họp, thông tin, báo cáo và điều kiện đảm bảo hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo).
Quy chế này áp dụng đối với Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Ủy viên Ban Chỉ đạo (gọi tắt là Thành viên Ban Chỉ đạo) và Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.

Kinh phí hoạt động của ban chỉ đạo phòng chống tội phạm

Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của Bộ Công an và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật. Việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.

Chế độ thông tin, báo cáo của ban chỉ đạo

Ban Chỉ đạo thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hằng quý, sáu tháng, một năm và báo cáo đột xuất. Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo hướng dẫn cụ thể hình thức, thời gian, nội dung các báo cáo Ban Chỉ đạo; tổng hợp, xây dựng các báo cáo định kỳ của Ban Chỉ đạo.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.