Quy định pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản

07/10/2022
Quy định pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản
585
Views

Quy định pháp luật hiện nay điều chỉnh các quan hệ dân sự trong đời sống. Pháp luật dân sự có quy định một số biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận giữa các bên với nhau trong hợp đồng. Trong đó có biện pháp bảo lưu quyền sử hữu và cầm giữ tài sản là hai biện pháp được sử dụng thông dụng và dễ gây hiểu lầm trong các giao dịch hợp đồng dân sự hiện nay. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản tại bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015

Cầm giữ tài sản là gì?

Pháp luật quy định cầm giữ tài sản là một trong số các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, cụ thể cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ (bên bị cầm giữ) không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. 

Nội dung của biện pháp cầm giữ tài sản

+ Bên cầm giữ tài sản:

Giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng.

+ Bên nhận cầm giữ:

Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố. Trong trường hợp, bên nhận cầm cố làm hư hỏng, mất hoặc thất lạc tài sản đã nhạn từ bên cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại tương đương với tài sản đó cho bên cầm cố.

Trong thời hạn hợp đồng, bên nhận cầm cố không được sử dụng tài sản cầm cố với mục đích để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự khác. Bên nhận cầm cố không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức, cho thuê, mượn từ tài sản cầm cố, trừ có thỏa thuận khác. Bởi lẽ quyền sở hữu về tài sản vẫn thuộc về bên cầm cố tài sản.

Trả lại các giấy tờ liên quan và tài sản cầm cố nếu nghĩa vụ của bên cầm cố đã hoàn thành hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự khác.

Đặc điểm của biện pháp cầm giữ tài sản

+ Phát sinh tại thời điểm nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ mà có sự vi phạm. Trong trường hợp này,bên cầm giữ có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ.

+ Phát sinh hiệu lực đối kháng từ thời điểm bên cầm giữ chiếm giữ tài sản

+ Bản chất của cầm giữ đa số là trong hàng hải.

Xử lý tài sản khi chấm dứt biện pháp bảo đảm thế nào?

+ Bên cầm giữ không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu bên có nghĩa vụ không đồng ý. Bên cầm giữ phải giao lại tài sản khi đã tiếp nhận đầy đủ nghĩa vụ từ bên thực hiện nghĩa vụ.

Bảo lưu quyền sở hữu là gì? 

Trong hợp đồng mua bán tài sản, các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng có thể thỏa thuận về mua trả chậm, trả dần. Trong trường hợp này, bên mua chỉ có quyền sở hữu tài sản khi đã thanh toán đầy đủ cho bên bán. Để bảo đảm quyền đòi tiền trả chậm, bên bán có thể thỏa thuận với bên mua về việc xác lập biện pháp bảo lưu quyền sở hữu và đăng ký biện pháp bảo lưu quyền sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Bảo lưu quyền sở hữu được quy định chi tiết tại Bộ luật dân sự 2015.

Quy định pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản
Quy định pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản

Trong nội dung bảo lưu quyền sở hữu thì bên bán được quyền kiểm soát việc định đoạt tài sản của bên mua cho đến khi bên mua thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ cho bên bán. Ngược lại, nếu trong trường hợp bên mua không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng thời hạn thì bên bán có quyền lấy lại tài sản theo thỏa thuận trên hợp đồng mua bán và trả lại tiền cho bên mua sau khi trừ đi khấu hao sử dụng tài sản.

Nội dung bảo lưu quyền sở hữu tài sản

– Đối tượng bảo lưu quyền sở hữu tài sản

Những tài sản có đăng kí quyền sở hữu như: ô tô, xe máy, nhà đất,… đều thuộc đối tượng được bảo lưu quyền sở hữu tài sản

– Phương thức thực hiện

Vì biện pháp bảo lưu quyền sở hữu chỉ có hiệu lực đối kháng khi được đăng ký, do đó, khi các bên xác lập biện pháp bảo lưu quyền sở hữu thì phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán làm cơ sở để thực hiện thủ tục đăng ký biện pháp bảo lưu quyền  sở hữu.

– Hợp đồng bảo lưu quyền sở hữu tài sản phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán với quy định chặt chẽ. Bởi việc thực hiện nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán không phát sinh và chấm dứt ngay, mà đó là cả một quá trình rất phức tạp và dễ xảy ra tranh chấp.

– Hợp đồng bảo lưu quyền sở hữu tài sản ngoài quy định về đối tượng, giá cả, thời gian chậm thanh toán, các bên còn phải quy định rõ trách nhiệm, số lượng, thời điểm thanh toán thực tế và thỏa thuận về hậu quả pháp lí khi bên mua vi phạm nghĩa vụ với bên bán.

– Bên bán chọn một trong hai phương thức sau: bên bán tạo điều kiện để bên mua làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu hoặc cùng bên mua làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản cho bên mua nhưng bên bán giữ lại bản gốc.

– Bên mua tài sản phải hoàn thành nghĩa vụ thanh toán đầy đủ cho bên bán, trong trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán thì bên bán có quyền đòi lại tài sản.

Trong thời gian bảo lưu quyền sở hữu tài sản có hiệu lực, bên mua có quyền khai thác, sử dụng và hưởng lợi từ hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đảm bảo. Do vậy mặc dù chưa là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản nhưng bên mua vẫn sẽ phải chịu hoàn toàn rủi ro về tài sản đảm bảo trong thời hạn này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa các bên trong hợp đồng mua bán.

– Đối với bên bán tài sản thì khi bên mua không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán nên bên bán đã đòi lại tài sản, thì bên bán sẽ phải hoàn trả cho bên mua số tiền mà bên mua đã thanh toán sau khi trừ đi giá trị hao mòn tài sản do bên mua đã sử dụng trong thời gian sở hữu tài sản.

Đặc điểm của biện pháp bảo lưu quyền sở hữu tài sản

– Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu tài sản phải được lập thành văn bản riêng là hợp đồng bảo lưu quyền sở hữu tài sản hoặc phải được ghi trong hợp đồng mua bán. Điều này sẽ giúp chứng minh quyền sở hữu tài sản của bên bán trong thời gian bên mua chưa thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho bên bán.

– Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu sẽ phát sinh hiệu lực đối kháng kể từ thời điểm đăng ký. Khi xác lập giao dịch có biện pháp bảo lưu quyền sở hữu tài sản, thì quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch không chỉ xác lập với hai bên chủ thể đã có trong giao dịch dân sự đó mà trong một số trường hợp có thể phát sinh với bên thứ ba chiếm giữ tài sản bảo đảm.

– Bên mua đã nhận hàng hóa nhưng quyền sở hữu tài sản vẫn là của bên bán trong trường hợp bên mua không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ.

– Hai bên tham gia vào quan hệ hợp đồng mua bán có thể thỏa thuận để bên mua đưa tài sản vào khai thác công dụng và giữ quyền sở hữu cho đến khi việc thanh toán được hoàn tất.

– Khác với các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ khác như cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, kỹ quỹ, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ, trong biện pháp bảo lưu quyền sở hữu thì bên nhận vật lại là bên có nghĩa vụ phải thực hiện công việc, hành vi  nào đó.

Chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu khi nào?

Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu tài sản sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:

– Trường hợp nghĩa vụ thanh toán cho bên bán của bên mua đã được thực hiện đúng và đầy đủ.

Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu tài sản chỉ mang tính chất của việc tác động, dự phòng, dự phạt. Bện pháp này chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm của một bên trong hợp đồng mua bán. Do đó, trong quan hệ mua bán, các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng mua bán đều phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, đặc biệt bên mua đã thanh toán tiền cho bên bán theo thỏa thuận hoặc sau khi chuyển giao tài sản sẽ không còn cơ sở cho việc áp dụng biện pháp bảo đảm quyền sở hữu của bên bán đối với tài sản đó. Như vậy, biện pháp bảo lưu quyền sở hữu tài sản sẽ đương nhiên chấm dứt khi bên mua hoàn thành đúng và đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho bên bán.

– Trường hợp bên bán đã nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu.

Trong trường hợp hợp đồng mua bán không đạt được sự thỏa thuận theo ý chí của các bên, đặc biệt, bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán như thỏa thuận trong hợp đồng, thì khi đó bên bán có quyền nhận lại tài sản đã bán. Như vậy, biện pháp bảo lưu quyền sở hữu tài sản sẽ chấm dứt tại thời điểm bên bán nhận lại tài sản đó. Đồng thời, việc chấm dứt biện pháp bảo lưu quyền sở hữu tài sản sẽ kéo theo hợp đồng mua bán chấm dứt. Bởi trên thực tế, khi bên bán nhận lại tài sản mua bán thì hợp đồng mua bán sẽ không thể tồn tại.

– Trường hợp chấm dứt theo thỏa thuận của các bên trong giao dịch dân sự.

Thỏa thuận được hiểu là sự bày tỏ những mong muốn nhất định theo ý chí của các bên trong quan hệ dân sự. Việc pháp luật ghi nhận sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ hợp đồng dân sự cần được hiểu đó chính là sự thống nhất ý chí của các bên về một vấn đề gì đó. Và sự thống nhất ý chí này tạo ra quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng mà luật pháp tôn trọng và bảo đảm thực hiện. Trong pháp luật dân sự, các bên trong hợp đồng mua bán có thể thỏa thuận bảo lưu quyền sở hữu tài sản và cũng có thể thỏa thuận chấm dứt việc bảo lưu quyền sở hữu này. Bởi việc áp dụng biện pháp bảo lưu quyền sở hữu cho tài sản mua bán tuy mang đến sự bảo đảm cho người bán nhưng không linh hoạt đối với người mua trong việc thực hiện các quyền đối với tài sản, cho nên các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng mau bán có thể thỏa thuận để chấm dứt biện pháp bảo lưu quyền sở hữu này.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Quy định pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hay tìm hiểu về mức xử phạt khi cơ sở kinh doanh không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm… của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Biện pháp bảo lưu quyền sử hữu có ý nghĩa gì?

Mục đích chính của biện pháp này là để người mua thực hiện phần nghĩa vụ trả tiền còn lại của người mua cho người bán, nếu không thực hiện thì người bán có thể thu hồi tài sản đang thuộc quyền sở hữu của mình.
Một số ý kiến cho rằng biện pháp bảo lưu quyền sở hữu không đảm bảo được tất cả quyền lợi của bên bán. Cụ thể, mục đích của bên bán là muốn bán được hàng; và thu lại tiền từ sản phẩm. Tuy nhiên, trong biện pháp bảo lưu quyền sở hữu, nếu bên mua không thực hiện nghĩa vụ trả phần tiền còn lại của mình thì bên bán chỉ có thể đòi lại tài sản. Như vậy, mục đích của bên bán không thực hiện được. Ngoài ra còn có thể phải chịu thua lỗ trên thực tế; vì sản phẩm qua sử dụng giá bị thấp hơn.

Trong thực tiễn, biện pháp bảo lưu quyền sở hữu được áp dụng như thế nào?

Thời gian gần đây việc áp dụng biện pháp bảo lưu quyền sở hữu ngày càng rộng rãi. Nhiều cửa hàng kinh doanh đã sử dụng loài hình hợp đồng mới như trả góp, trả chậm, trả dần. Từ đó, mở ra nhiều cơ hội buôn bán nâng cao năng suất. Việc áp dụng phù hợp giúp bên mua dễ dàng chi trả theo từng đợt và đẩy mạnh doanh số. Góp phần tích cực cho nền kinh tế.

Biện pháp cầm giữ tài sản có ý nghĩa như thế nào?

Mục đích của biện pháp cầm giữ tài sản là buộc bên có nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ trước đó thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền. Bảo vệ lợi ích hợp pháp của bên đã thực hiện nghĩa vụ nhưng chưa được hưởng quyền trong hợp đồng song vụ trước đó. Biện pháp này được quy định nhằm mục đích tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ những người đã thực hiện nghĩa vụ nhưng chưa được hưởng quyền trong một giao địch dân sự trước đó.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.