Quy định mức hưởng tỷ lệ thương tật năm 2023 như thế nào?

15/02/2023
Quy định mức hưởng tỷ lệ thương tật năm 2023 như thế nào?
431
Views

Theo quy định pháp luật hiện hành, một trong những khoản trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đó chính là trợ cấp thương tật. Việc xác định tỷ lệ thương tật có ý nghĩa quan trọng, là thủ tục cần thiết để người lao động hưởng những quyền lợi nhất định của mình. Việc xác định và mức hưởng tỷ lệ thương tật phải tuân thủ theo quy định pháp luật. Vậy pháp luật nước ta quy định về vấn đề trợ cấp thương tật như thế nào? Quy định mức hưởng tỷ lệ thương tật hiện nay như thế nào? Bạn đọc hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Luật sư 247 để nắm rõ quy định pháp luật về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015

Quy định về trợ cấp thương tật như thế nào?

Trợ cấp thương tật là khoản trợ cấp cho người bị suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, theo quy định của pháp luật.

Trợ cấp thương tật thường là một nội dung cơ bản trong các quy định bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) có nhiều công ước về vấn đề này như các công ước số 37 (năm 1933), số 128 (năm 1967)…

Ở Việt Nam, chế độ trợ cấp thương tật được quy định từ những năm 50 thế kỉ XX, gắn bó chặt chẽ với chế độ bảo hiểm xã hội. Trước đây, trợ cấp thương tật chỉ áp dụng đối với công nhân, viên chức nhà nước, nay được mở rộng cho mọi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, mất sức lao động vì bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Theo Bộ luật lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002), tuỳ thuộc vào tỉ lệ thương tật mà người lao động được cơ quan bảo hiểm xã hội trợ cấp một lần hoặc hàng tháng. Nếu suy giảm từ 5% đến 30% khả năng lao động thì được trợ cấp một lần với các mức 4 tháng, 8 tháng hoặc 12 tháng lương tối thiểu (tuỳ vào khung tỉ lệ thương tật). Nếu suy giảm từ 31% khả năng lao động trở lên được trợ cấp hàng tháng với các mức từ 0,4 tháng đến 1,6 tháng lương tối thiểu (tuỳ vào khung tỉ lệ thương tật). Khi vết thương do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp tái phát, người lao động được điều chỉnh lại mức trợ cấp thương tật phù hợp với tÏ lệ thương tật mới (nếu có). Nếu doanh nghiệp chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động phải trả cho người lao động một khoản tiền ngang với mức trợ cấp thương tật quy định trong luật bảo hiểm, nếu đủ điều kiện luật định.

Tỷ lệ thương tật có thể hưởng chế độ tai nạn lao động hay không?

Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH quy định một trong các đối tượng được bồi thường tai nạn lao động là người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.

Khoản 1 Điều 4 Thông tư này cũng đề cập tới việc người lao động bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết trong các trường hợp sau thì được trợ cấp:

  • Tai nạn lao động mà nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động.
  • Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, tại địa điểm và thời gian hợp lý (căn cứ theo hồ sơ giải quyết vụ tai nạn của cơ quan công an hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương hoặc giấy xác nhận của công an khu vực tại nơi xảy ra tai nạn).
Quy định mức hưởng tỷ lệ thương tật năm 2023 như thế nào?
Quy định mức hưởng tỷ lệ thương tật năm 2023 như thế nào?

Như vậy, chỉ cần người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì có thể được nhận tiền bồi thường tai nạn lao động và tiền trợ cấp tai nạn lao động.

Quy định mức hưởng tỷ lệ thương tật năm 2023

Theo Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH, căn cứ tình trạng, mức độ thương tật và mức suy giảm khả năng lao động giám định lần đầu mà người lao động có thể được nhận một hoặc nhiều khoản trợ cấp khác nhau.

Trợ cấp 1 lần

Mức trợ cấp 1 lần=Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động+Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động
 ={5 x Lmin + (m-5) x 0,5 x Lmin}+{0,5 x L + (t-1) x 0,3 x L}

Trong đó:

– Lmin: Mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.

– m: Mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 30).

– L: Mức lương tháng đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.

– t: Tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.

Trợ cấp hàng tháng

Trợ cấp hàng tháng=Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động+Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động
 ={0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin}+{0,005 x L + (t-1) x 0,003 x L}

Trong đó:

– Lmin: Mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.

– m: Mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động (lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤ 100).

– L: Mức lương tháng đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.

– t: Tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.

Trợ cấp 1 lần khi đang hưởng trợ cấp hàng tháng mà ra nước ngoài định cư

Mức trợ cấp 1 lần = 3 x Mức trợ cấp đang hưởng.

Tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình

Người bị tai nạn lao động mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp tiền để mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật và theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng.

Trợ cấp phục vụ

(Áp dụng với người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù 2 mắt, cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần)

Mức trợ cấp phục vụ hàng tháng = Mức lương cơ sở

Đây là khoản phụ cấp tăng thêm ngoài khoản trợ cấp hàng tháng nêu trên.

Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị

Mức trợ cấp mỗi ngày = 30% x Mức lương cơ sở

Trong đó: Trong 30 ngày đầu trở lại làm việc sau điều trị mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức từ 05 – 10 ngày:

– Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động mà suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;

– Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động mà suy giảm khả năng lao động từ 31% – 50%;

– Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động mà suy giảm khả năng lao động từ 15% – 30%.

Trợ cấp 1 lần khi chết

(Áp dụng cho thân nhân của người bị tai nạn lao động chết)

Mức trợ cấp 1 lần = 36 x Mức lương cơ sở tại tháng người lao động chết

Ngoài ra, nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây, thân nhân của người lao động còn được hưởng chế độ tử tuất theo Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành:

– Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động;

– Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động;

– Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Quy định mức hưởng tỷ lệ thương tật năm 2023 như thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý việc chuẩn bị hồ sơ xin tạm ngừng kinh doanh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp:

Tỷ lệ thương tật là gì?

Theo khoa học pháp lý, tỷ lệ thương tật là thông số giám định mức độ bị tổn thương của cơ thể nạn nhân được xác định bởi những cơ quan có đủ điều kiện và thẩm quyền. Trong pháp luật hình sự, tỷ lệ thương tật là căn cứ quan trọng nhằm xác định mức độ nguy hiểm của tội phạm. Dựa trên thông số về tỷ lệ thương tật, cơ quan chức năng sẽ xác định áp dụng hình phạt cụ thể đối với người phạm tội đối với những tội danh xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.

Gây tỷ lệ thương tật 6% cho người khác có bị đi tù không?

Căn cứ Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 dù dưới 11% vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình thức bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại điều luật.

Cơ quan nào có thẩm quyền tiến hành thủ tục giám định thương tật?

Theo Điều 12 Luật Giám định tư pháp 2012 thì cá nhân khi bị người khác gây thương tích, bị ảnh hưởng về sức khỏe có thể điều trị tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên kết luận giám định tỷ lệ thương tật chỉ được công nhận khi tiến hành thủ tục giám định thương tật tại các tổ chức giám định tư pháp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập như sau:
Viện pháp y của Bộ Y tế, Viện pháp y quân đội thuộc Bộ quốc phòng, Trung tâm giám định pháp y cấp tỉnh hoặc của Viện khoa học hình sự, Bộ Công an;
Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y Tế hoặc Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y Tế;
Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an, Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.