Quy định mới về tiền lương ngày nghỉ lễ như thế nào?

24/05/2023
Quy định mới về tiền lương ngày nghỉ lễ năm 2023 như thế nào?
451
Views

Tiền lương luôn là nội dung mà nhiều người lao động quan tâm tới, trong đó hiện nay việc làm thêm giờ vào các ngày lễ tết thường mức lương sẽ được tính cao hơn so với các ngày thông thường rất nhiều nên nội dung này là vấn đề được bàn tán và quan tâm nhiều. Vậy quy định mới về tiền lương ngày nghỉ lễ năm 2023 như thế nào? Mức lương làm vào thời gian ban đêm và thời gian ban ngày của ngày lễ tết có giống nhau hay không? Bạn đọc hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Những ngày nghỉ lễ của người lao động là ngày nào?

Mọi dân tộc mỗi năm thường ăn mừng những sự kiện văn hóa, tôn giáo, hay chính trị quan trọng đối với người dân đất nước đó. Những ngày này được gọi là ngày lễ, và một số ngày lễ đặc biệt, người lao động không phải đi làm mà vẫn được hưởng lương, được gọi là ngày nghỉ lễ.

Đối với người lao động Việt Nam có rất nhiều ngày nghỉ lễ tết trong 1 năm. Căn cứ theo Điều 112, Bộ luật lao động năm 2019, người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương trong ngày sau:

  • Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 1/1 dương lịch)
  • Tết Âm lịch: 05 ngày
  • Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30/4 dương lịch);
  • Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 1/5 dương lịch);
  • Quốc khánh: 02 ngày (ngày 2/9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
  • Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Đối với NLĐ là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam còn có thêm 02 ngày nghỉ lễ gồm:

  • 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc của nước họ.
  • 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Căn cứ theo quy định này người lao động dễ dàng xác định được số ngày nghỉ lễ tết của mình làm căn cứ tính lương làm thêm giờ.

Quy định mới về tiền lương ngày nghỉ lễ năm 2023

Trong trường hợp người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận làm việc vào ngày nghỉ lễ tết thì lương làm thêm giờ sẽ được tính căn cứ theo Điều 98, Bộ luật lao động 2019. Lương làm thêm giờ ngày lễ tết sẽ có sự phân biệt giữa giờ làm ban ngày và giờ làm ban đêm.

Cụ thể:

  • NLĐ làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% (chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương) đối với người lao động hưởng lương ngày.
  • NLĐ làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
  • NLĐ làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định nêu trên, còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc của ngày nghỉ lễ, tết.
Quy định mới về tiền lương ngày nghỉ lễ năm 2023 như thế nào?

Cách tính lương làm thêm giờ đối với ngày lễ tết

Căn cứ theo hướng dẫn tại Điều 55, Nghị Định 145/2020/NĐ-CP tiền lương làm thêm giờ ngày lễ tết được tính như sau:

(1) Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian:

Tiền lương làm thêm giờ ngày lễ tết =Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường XMức ít nhất 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm XSố giờ  làm thêm

(2) Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:

Tiền lương làm thêm giờ=Đơn giá tiền lương SP của ngày làm việc bình thườngxMức ít nhất 300% so với đơn giá tiền lương SPxSố SP làm thêm

Cách tính tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm ngày lễ tết

Căn cứ theo hướng dẫn tại Điều 57, Nghị Định 145/2020/NĐ-CP tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:

(1) Đối với NLĐ hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm  =Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường  X Mức ít nhất 300%  +Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường  X Mức ít nhất 30%  +  20%  XTiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương  XSố giờ làm thêm vào ban đêm

(2)  Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm ngày lễ tết được tính như sau:

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm =Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường X Mức ít nhất 300% +Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường XMức ít nhất 30% + 20% XĐơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương XSố sản phẩm làm thêm vào ban đêm

Có thể thấy lương làm thêm giờ của người lao động vào ngày nghỉ lễ tết là rất cao so với lương của ngày làm việc thông thường. Người lao động làm việc trong ngày lễ, tết lưu ý để không bị thua thiệt trong quá trình thỏa thuận với người sử dụng lao động.

Doanh nghiệp ép người lao động đi làm ngày lễ thì có bị phạt không?

Theo phân tích nêu trên có thể hiểu rằng ngày nghỉ lễ chính là ngày mà theo quy định của pháp luật, người lao động không phải thực hiện nghĩa vụ lao động của mình đối với người sử dụng lao động và được trả lương. Tuy nhiên trên thực tế, xuất hiện nhiều trường hợp, người sử dụng lao động ép người lao động đi làm vào những ngày lễ tết này, vậy lúc này ép người lao động làm ngày lễ sẽ bị xử phạt ra sao?Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:

Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;

b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;

b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.

4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Như vậy, theo quy định trên nếu doanh nghiệp ép người lao động đi làm vào lễ mà chưa nhận được sự đồng ý của người lao động thì sẽ bị xử phạt 20 – 40 triệu đồng (Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định mới về tiền lương ngày nghỉ lễ năm 2023 như thế nào?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về phí sang tên sổ đỏ. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Quy định pháp luật về mức lương cơ sở hiện nay như thế nào?

Chiều ngày 9/11/2018, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019 với 86,19% đại biểu tán thành.
Một trong những nội dung quan trọng của Nghị quyết này là giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,39 triệu đồng/tháng hiện nay (theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP) lên 1,49 triệu đồng/tháng, kể từ thời điểm 01/07/2019.
Theo đó, bảng lương cơ sở năm 2019 sẽ được cập nhật như sau:
Thời điểm áp dụng:
Từ 01/01/2019 – 30/06/2019: 1.390.000 đồng/tháng
Từ 01/07/2019 – 31/12/2019: 1.490.000 đồng/tháng

Quy định pháp luật về kỳ hạn trả lương đối với người lao động như thế nào?

Pháp luật quy định về kỳ hạn trả lương đối với người lao động như sau:
– Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
– Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
– Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

Quy định về việc trả tiền lương cho người lao động như thế nào?

Người sử dụng lao động phải trả lương đúng hạn cho người lao động
Người sử dụng lao động phải trả đầy đủ và đúng hạn các khoản tiền lương sau đây cho người lao động:
– Lương làm việc bình thường;
– Lương làm thêm giờ;
– Lương làm việc vào ban đêm;
– Tiền lương ngừng việc;
– Tiền lương khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công;
– Tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.