Bộ đội là lực lượng quan trọng trong lực lượng vũ trang, đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ quốc phòng và an ninh Tổ quốc. Việc kết hôn của bộ đội cũng được quy định rất chặt chẽ. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về Quy định lấy vợ của bộ đội qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Các điều kiện kết hôn theo quy định
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 hiện nay thì việc nam, nữ muốn đăng ký kết hôn phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình, cụ thể như sau:
– Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015;
+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
– Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Các trường hợp cấm kết hôn
Ngoài việc đáp ứng được các điều kiện được quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình nêu trên thì việc kết hôn còn phải không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể như sau:
– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn: Việc kết hôn của nam và nữ được thực hiện do bị lừa dối kết hôn. Dấu hiệu của việc lừa dối kết hôn được thể hiện qua hành vi cố ý của một bên hoặc của một người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn và nếu như không phải có những hành vi nêu trên thì bên bị lừa dối sẽ không đồng ý việc kết hôn;
– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
Việc xác định người đang có vợ, có chồng được hướng dẫn tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, cụ thể bao gồm các trường hợp được liệt kê như sau:
– Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.
– Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.
– Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
– Yêu sách của cải trong kết hôn;
– Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
– Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
– Bạo lực gia đình;
– Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Quy định lấy vợ của bộ đội như thế nào?
– Đối với việc kết hôn với sỹ quan quân đội thì ngoài việc phải đáp ứng được các điều kiện chung theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì đối với điều kiện kết hôn sẽ do nội bộ ngành của quân đội quy định. Người kết hôn với người làm trong quân đội sẽ phải thẩm tra lý lịch ba đời. Nếu thuộc các trường hợp sau sẽ không được kết hôn:
+ Gia đình có người làm tay sai cho chế độ phong kiến; tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn trước năm 1975;
+ Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật hình sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan;
+ Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…;
+ Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa (Trung Quốc);
+ Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch).
Như vậy, nếu muốn kết hôn với người làm trong quân đội hai bên Nam Nữ sẽ phải đáp ứng điều kiện hôn nhân quy định trong Luật hôn nhân và gia đình 2014 và tuân thủ quy định riêng của ngành.
Thủ tục đăng ký kết hôn với sĩ quan quân đội
Để đăng ký kết hôn với sĩ quan quân đội bạn cần tiến hành các bước như sau:
Bước 1: Nộp đơn xin tìm hiểu gửi đến phòng tổ chức, cán bộ của đơn vị. Sau đó, phòng sẽ tiến hành thẩm tra lý lịch.
* Cơ quan thẩm tra lý lịch khi kết hôn với sĩ quan quân đội
– Đối tượng kết hôn với sĩ quan quân đội đều phải tiến hành thẩm tra lý lịch ba đời. Và việc tiến hành thẩm tra ở đây sẽ do Phòng Tổ chức cán bộ cơ quan, đơn vị nơi sĩ quan quân đội đó đang công tác tiến hành thực hiện.
– Người dự định kết hôn với sĩ quan quân đội phải gửi bản kê khai lý lịch trong phạm vi ba đời của mình gửi Phòng Tổ chức cán bộ, những đối tượng bị thẩm tra bao gồm:
- Đời thứ nhất bao gồm ông, bà trong đó có cả ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
- Đời thứ hai bao gồm cha, mẹ, cô, dì, chú, bác, cậu ruột (anh, chị, em ruột của cha, mẹ).
- Đời thứ ba bao gồm bản thân đối tượng kết hôn và anh, chị, em ruột, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha.
– Theo đó các đối tượng thẩm tra phải đáp ứng được các điều kiện:
- Gia đình không được có ai tham gia Ngụy quân, Ngụy quyền hoặc làm tay sai cho chế độ phong kiến.
- Gia đình không được có ai có tiền án hoặc đang chấp hành bản án hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
- Về tôn giáo: Không tham gia tôn giáo.
- Về quốc tịch: Buộc quốc tịch phải là Việt Nam, tuy nhiên người nước ngoài nhập quốc tịch Việt Nam cũng không đủ điều kiện kết hôn.
- Về dân tộc: Trong gia đình không được có người là dân tộc Hoa.
* Thời gian thực hiện việc thẩm tra lý lịch của người kết hôn với sĩ quan quân đội
– Thời gian tiến hành thẩm tra lý lịch, xác minh đối với bản thân và gia đình người mà bộ đội dự định kết hôn tại nơi sinh sống và nơi làm việc trong khoảng thời gian từ 02 đến 04 tháng.
– Tuỳ vào sắp xếp của đơn vị và tùy vào mức độ phức tạp của lý lịch các đối tượng họ hàng trong phạm vi ba đời của đối tượng kết hôn.
– Sau khi thẩm định lý lịch, Phòng Tổ chức cán bộ sẽ ra quyết định có đủ điều kiện đáp ứng việc đồng ý kết hôn hay không.
- Nếu đồng ý thì sẽ gửi quyết định về đơn vị nơi bộ đội đang công tác, phục vụ.
- Nếu không đồng ý thì trả lời bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ lý do vì sao.
Bước 2: Nếu sau khi thẩm tra, đáp ứng được các điều kiện, thì thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình. Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam và nữ phải nộp các loại giấy tờ sau:
– Tờ khai theo mẫu quy định;
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của thủ trưởng đơn vị (Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị trong vòng 6 tháng kể từ ngày xác nhận);
– Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ Căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh. Lưu ý, những loại giấy tờ này đều phải đang còn thời hạn sử dụng;
– Quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu trước đó đã từng kết hôn và ly hôn.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ nêu trên, các cặp đôi cần đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên để đăng ký kết hôn.
Bước 3: Ngay sau khi nhận đầy đủ giấy tờ, nếu xét thấy đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ (Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc).
Nếu trong 60 ngày kể từ ngày ký mà hai bên không thể có mặt để nhận giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì Giấy này sẽ bị hủy. Nếu hai bên vẫn muốn kết hôn thì phải thực hiện thủ tục lại từ đầu.
Về lệ phí đăng ký kết hôn được quy định như sau:
– Nếu đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam cư trú trong nước thì được miễn lệ phí đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 11 Luật Hộ tịch. (trước đây mức lệ phí này được quy định tối đa 30.000 đồng).
– Những trường hợp còn lại theo Điều 3 Thông tư số 85/2019/TT-BTC sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đi bộ đội có bị cắt hộ khẩu không?
- Bộ đội xuất ngũ được bao nhiêu tiền?
- Chế độ bảo hiểm y tế cho bộ đội xuất ngũ
- Bộ đội Hải quân là gì?
- Chức năng của Bộ đội Biên phòng
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Quy định lấy vợ của bộ đội”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi câu hỏi về thủ tục pháp lý có liên quan hay các thắc mắc chưa có giải đáp như: dịch vụ thám tử theo dõi điện thoại, dịch vụ giải quyết ly hôn nhanh, dịch vụ thám tử tận tâm, dịch vụ thám tử tìm người… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn như sau:
Điều 17. Thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.
Như vậy, chiến sẽ quân đội khi đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì sẽ tiến hành đăng ký kết hôn tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên vợ hoặc chồng.
– Bản sao hộ khẩu;
– Chứng minh nhân dân/CCCD (bản sao có chứng thực);
– Quyết định cho phép kết hôn;
– Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân.
Hiện nay chưa có quy định rõ ràng nào cấm con của cán bộ công tác trong quân đội kết hôn với người nước ngoài.
Trường hợp cá nhân kết hôn với người nước ngoài được quy định tại điều 126 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.