Quy định khi ly hôn chia tài sản như thế nào năm 2022?

18/11/2022
Quy định khi ly hôn chia tài sản như thế nào năm 2022
245
Views

Phân chia tài sản sau khi ly hôn được cho là một quy định bắt buộc phải thực hiện giữa hai bên (vợ và chồng) có thể tự nguyện thỏa thuận việc phân chia tài sản chung, tài sản riêng và các nghĩa vụ tài chính khác hoặc yêu cầu tòa án phân chia theo quy định của pháp luật đề ra. Việc chia tài sản và giành quyền nuôi con luôn là hai vấn đề quan trọng cần được giải quyết khi ly hôn. Sẽ dễ dàng hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn và chi phí nếu các bên có thể tự thỏa thuận với nhau để giải quyết các vấn đề này. Ngoài ra ở những trường hợp các bên không thỏa thuận dược có quyền yêu cầu tòa án đứng ra giải quyết theo quy định của pháp luật. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Ly hôn chia tài sản như thế nào” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Căn cứ phân chia tài sản của vợ, chồng khi ly hôn

Theo quy định của pháp luật, giữa vợ và chồng tồn tại mối quan hệ bình đẳng với nhau cả về quyền cũng như nghĩa vụ đặc biệt là quyền đối với các tài sản chung của hai người không kể là lao động có thu nhập hay chỉ là lao động nội trợ trong gia đình. Chính vì vậy, khi ly hôn, tài sản của vợ chồng được phân chia như sau:

– Trường hợp 1: Nếu trong thời gian chung sống hai vợ chồng không có thỏa thuận phân chia tài sản thì khi ly hôn, các bên có thể tự thỏa thuận chia tài sản. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp 2: Nếu trong trường hợp vợ và chồng đã có thỏa thuận chia tài sản trong thời gian chung sống thì khi ly hôn vấn đề tài sản sẽ được chia theo thỏa thuận này. Tuy nhiên, nếu có căn cứ xác định thỏa thuận này không rõ ràng, đầy đủ thì Tòa án có thể chia theo quy định của pháp luật.

Căn cứ để chia tài sản chung được Tòa án áp dụng khi giải quyết vấn đề tài sản khi vợ, chồng ly hôn được quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Theo đó, tài sản sẽ được chia đôi nhưng có xem xét đến các yếu tố như sau:

– Điều kiện, hoàn cảnh của gia đình cũng như của người vợ và người chồng.

– Công sức của người vợ và người chồng trong việc tạo lập nên tài sản đó cũng như việc duy trì, phát triển khối tài sản này.

– Đối với tài sản là công cụ trong sản xuất, kinh doanh hoặc gắn với nghề nghiệp của một trong các bên thì việc chia tài sản phải đảm bảo điều kiện để các bên tiếp tục lao động.

– Ngoài các yếu tố trên, trong quá trình xem xét để chia tài sản chung, Tòa án còn phải căn cứ vào việc có hay không yếu tố lỗi của vợ hoặc chồng trong vi phạm các nghĩa vụ của vơ, chồng.

Lưu ý:

– Các tài sản chung của vợ và chồng khi đem chia sẽ được Tòa án xem xét là chia bằng hiện vật. Chỉ khi nào việc chia bằng hiện vật không thực hiện được mới dựa trên giá trị của tài sản để chia. Khi chia tài sản theo giá trị thì bên vợ hoặc chồng nhận được phần lớn hơn phần được hưởng phải thanh toán lại phần vượt quá cho bên còn lại theo quy định.

– Trong trường hợp giữa tài sản riêng của mỗi người và tài sản chung đã bị hợp nhất lại thì khi vợ hoặc chồng có yêu cầu sẽ được thanh toán phần giá trị tài sản của họ.

– Mặc dù về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng chỉ khi ly hôn chỉ phân chia cho vợ và chồng nhưng vẫn phải đảm bảo được quyền lợi cho những người vợ hoặc con chưa thành niên, đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động va không có tài sản.

Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

Quy định khi ly hôn chia tài sản như thế nào năm 2022
Quy định khi ly hôn chia tài sản như thế nào năm 2022

– Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để giải quyết.

– Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

+ Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

+ Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

+ Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

+ Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

– Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

– Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Chia tài sản chung trong một số trường hợp

Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình

– Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

– Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn

* Chia quyền sử dụng đất là tài sản riêng:

Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.

* Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:

– Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”

Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;

– Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định trên;

– Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014;

– Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.

* Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh

Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Ly hôn chia tài sản như thế nào” Luật sư 247 tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp… Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư 247 thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Xác định về chế độ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân như thế nào?

Theo quy định tại Điều 32 Hiến pháp năm 2013, mọi công dân đều có quyền sở hữu đối với các tài sản hợp pháp của họ và các tài sản do vợ chồng tạo ra được công nhận là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
Và để cụ thể hóa điều này, tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã xác định những tài sản được coi là của chung vợ chồng nếu như đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Là tài sản do cả vợ và chồng cùng tạo ra được
– Những thu nhập vợ chồng có được từ công sức lao động, sản xuất kinh doanh hoặc chính là những hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản riêng của một trong các bên, thu nhập khác,…
– Các tài sản mà vợ và chồng có được thông qua việc được người khác tặng cho hoặc thừa kế (bao gồm cả các trường hợp có nguồn gốc vốn là tặng hoặc thừa kế riêng được thừa kế, tặng riêng nhưng vợ chồng đã cùng thỏa thuận cho vào khối tài sản chung).
– Quyền sử dụng đối với tài sản là bất động sản có được trong thời kỳ hôn nhân (Trừ trường hợp có căn cứ xác định quyền sử dụng đó là của cá nhân vợ hoặc chồng có được qua các giao dịch từ tài sản riêng của chính họ hoặc thông qua việc được tặng hay nhận thừa kế riêng).
Ngoài việc xác định tài sản của vợ chồng là tài sản chung dựa trên các căn cứ theo luật định như đã nêu ở trên thì giữa vợ và chồng còn có thể tự xác định tài sản chung thể hiện qua các thỏa thuận chia tài sản chung hoặc nhờ Tòa án giải quyết trong thời kỳ hôn nhân (Theo quy định tại Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014). Những thỏa thuận của vợ chồng về vấn đề này được thể hiện qua các văn bản có công chứng hoặc theo quyết định của Tòa án. Tuy nhiên, việc xác định tài sản chung theo thỏa thuận của vợ và chồng không được ghi nhận nếu thuộc các trường hợp sau:
– Việc phân chia tài sản đó làm ảnh hưởng đến lợi ích của gia đình và của những người con chưa thành niên, mất năng lực hành vi hay khả năng lao động và không có tài sản nuôi mình.
– Vợ và chồng thỏa thuận phân chia tài sản chung nhằm không thực hiện các nghĩa vụ theo pháp luật như cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán khi phá sản, bồi thường thiệt hại, trả nợ, thuế, ….
Lưu ý:
Trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng, ngoài những tài sản chung thì vợ và chồng đều có những tài sản được ghi nhận là tài sản riêng của mỗi người nếu thuộc các trường hợp sau:
– Các tài sản của vợ, chồng đã hình thành từ thời điểm trước khi kết hôn hoặc tài sản chung trong hôn nhân nhưng đã có thỏa thuận chia của vợ chồng.
– Vợ, chồng nhận tài sản qua thừa kế riêng, tặng cho riêng từ người khác
– Những tài sản có nguồn gốc phát sinh từ các tài sản của riêng vợ hoặc chồng nhận được qua những hình thức trên cũng được xác định là tài sản riêng của họ.

Tài sản chung nhưng đứng tên sở hữu của chồng có được chia?

Quyền sở hữu tài sản không phụ thuộc vào hộ khẩu. Theo quy định của pháp luật về cư trú thì công dân có quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ đăng ký (hộ khẩu) thường trú hoặc tạm trú tại một địa điểm nhất định để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc quản lý nhà nước về cư trú. Về nguyên tắc, việc đăng ký hộ khẩu không có ý nghĩa trong việc xác định quyền sở hữu tài sản tại địa điểm đăng ký.
Nói cách khác là quyền sở hữu tài sản của một công dân không phụ thuộc vào nơi người đó đăng ký hộ khẩu, một người đăng ký hộ khẩu ở một nơi nhưng có quyền sở hữu đối với nhiều tài sản ở các địa bàn khác nhau.
Do vậy, với quy định trên thì mặc dù bạn chưa nhập hộ khẩu vào bên chồng nhưng những tài sản vợ chồng bạn tạo lập được trong thời kỳ hôn nhân (kể cả những tài sản mà bạn không đứng tên) vẫn là tài sản chung vợ chồng. Bạn và chồng bạn đều có quyền sở hữu (gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt) ngang nhau đối với số tài sản đó.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Chưa phân loại

Comments are closed.