Quy định hoàn công nhà không có giấy phép xây dựng năm 2023 như thế nào?

13/12/2022
Quy định hoàn công nhà không có giấy phép xây dựng năm 2023 như thế nào?
451
Views

Xin chào Luật sư. Hiện tại mình đang sinh sống và làm việc trong thành phố Hồ Chí Minh, mình làm việc trong ngành xây dựng và có thắc mắc như sau. Bên mình đang thi công xây dựng có một công trình không có giấy phép xây dựng, mà hiện tại công trình nay đang bị thi công sai, mình có thắc mắc rằng quy định hoàn công nhà không có giấy phép xây dựng như thế nào? Khi xây dựng mà không có giấy phép như vậy thì bên mình có bị phạt không? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp, mình xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Hoàn công là gì?

Hoàn công xây dựng (gọi tắt là hoàn công) là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng được thực hiện sau khi bên thi công hoặc bên đầu tư xác nhận đã hoàn thành xây dựng công trình có nghiệm thu và giấy phép xây dựng. Hoàn công thể hiện cấu trúc, hiện trạng những thay đổi trong thi công và là điều kiện để được cấp sổ hồng sau này.

Những trường hợp nào cần làm hoàn công?

Ngoài một số công trình được miễn giấy phép xây dựng theo Khoản 2, Điều 89 của Luật Xây dựng 2014 như: Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa,… Ngoài những trường hợp trên thì mọi trường hợp khác đều phải thông qua thủ tục cấp phép xây dựng.

Như vậy, các công trình xây dựng tại đô thị đều phải thông qua thủ tục cấp phép xây dựng, còn nhà ở tại nông thôn nếu là nhà ở riêng lẻ, xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thì mới cần xin cấp phép xây dựng.

Trách nhiệm các bên trong thủ tục hoàn công

Các đơn vị tham gia xác nhận hoàn thiện công trình xây dựng nhà cửa bao gồm chủ đầu tư, đơn vị thi công, đơn vị tư vấn, giám sát xây dựng (nếu có) và đơn vị thiết kế công trình. Chủ đầu tư xây dựng công trình có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu, tiếp nhận công trình xây dựng. Người tham gia nghiệm thu, bàn giao công trình phải chịu trách nhiệm cá nhân về sản phẩm do mình xác nhận trong quá trình thi công và bàn giao công trình xây dựng.

  • Chủ đầu tư: Lập hồ sơ hoàn công xây dựng, nghiệm thu và cùng chịu trách nhiệm về chất lượng công trình xây dựng, đảm bảo việc ký kết trong biên bản, giấy tờ nghiệm thu.
  • Đơn vị thi công: Cùng chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, tham gia ký kết nghiệm thu hoàn công và thực hiện đủ các nghĩa vụ như hợp đồng xây dựng đã lập.
  • Đơn vị tư vấn, giám sát xây dựng (nếu có): Tham gia vào việc kiểm tra, ký xác nhận bản vẽ hoàn công công trình xây dựng.
  • Đơn vị thiết kế công trình: Tham gia nghiệm thu công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư, lập lại bản vẽ theo đúng thực tế, trong trường hợp có thay đổi về công trình xây dựng so với cấp phép ban đầu.
Quy định hoàn công nhà không có giấy phép xây dựng như thế nào?
Quy định hoàn công nhà không có giấy phép xây dựng như thế nào?

Những lưu ý khi thực hiện thủ tục hoàn công

Đơn xin hoàn công nhà ở cần phải làm theo mẫu được Bộ Xây dựng cấp. Bản vẽ sẽ phải mô tả rõ hiện trạng công trình nhà ở, phải thể hiện được chính xác kích thước, vị trí, thiết bị và vật liệu của nhà ở. Ngoài ra, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ hợp đồng xây dựng nếu phải ký kết hợp đồng.

Chủ nhà xin hoàn công cần phải chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ cụ thể căn cứ theo Thông tư 05/2015/TT-BXD như sau:

  1. Giấy phép xây dựng.
  2. Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng (nếu có).
  3. Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.
  4. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
  5. Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
  6. Bản vẽ hoàn công (trong trường hợp việc thi công xây dựng có sai khác so với thiết kế bản vẽ thi công xây dựng).
  7. Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có).
  8. Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về an toàn phòng cháy, chữa cháy; an toàn vận hành thang máy.

Quy định hoàn công nhà không có giấy phép xây dựng như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 98 Luật Xây dựng 2014:

Điều chỉnh giấy phép xây dựng

1. Trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:

a) Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

b) Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;

c) Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.

Như vậy, theo quy định nêu trên ,trong trường hợp có sự thay đổi về quy mô, chiều cao hay số tầng của công trình dẫn đến sai giấy phép xây dựng thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng.

Nếu xây dựng khác với nội dung giấy phép thuộc các trường hợp phải điều chỉnh thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.

Xây nhà không có giấy phép phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định: Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

  • Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
  • Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
  • Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Hành vi xây dựng nhà ở trái phép có thể bị xử phạt vi phạm hành chính tối đa lên đến 100 triệu đồng.

Lưu ý là các mức phạt trên được áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền của tổ chức. Cụ thể:

  • Xây dựng nhà ở riêng lẻ trái phép, cá nhân bị phạt 30 đến 40 triệu đồng;
  • Xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác, cá nhân bị phạt 40 đến 50 triệu đồng;
  • Xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, cá nhân bị phạt 60 đến 70 triệu đồng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là bài viết tư vấn về Quy định hoàn công nhà không có giấy phép xây dựng năm 2023 như thế nào?” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan như dịch vụ tư vấn về thủ tục ký hợp đồng công chứng mua bán nhà đất… thì hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 Luật sư 247 để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp:

Quy định về giấy phép xây dựng như thế nào?

Giấy phép xây dựng là một loại giấy tờ của cơ quan nhà nước (theo mẫu mã nhất định) xác nhận việc cho phép cá nhân, tổ chức được phép thực hiện việc xây dựng nhà cửa, công trình…. theo nguyện vọng trong phạm vi nội dung được cấp phép. Nó là một công cụ để tổ chức thực thi quy hoạch đô thị đã được thông qua, qua đó có thể xác định người dân xây dựng đúng hay không đúng quy hoạch.

Quy định về chi phí hoàn công là bao nhiêu?

Chi phí hoàn công thường rơi vào khoảng 15 – 30 triệu với lệ phí lập bản vẽ và lệ phí trước bạ. Lệ phí lập bản vẽ phụ thuộc vào từng đơn vị thực hiện, thường dao động khoảng 10.000 – 15.000 đồng/m² sàn xây dựng, còn lệ phí trước bạ là 1% tổng giá trị căn nhà.
Căn cứ theo Nghị định 45/2011/NĐ-CP (được sửa đổi một phần bằng Nghị định 23/2013/NĐ-CP) tại Khoản 11 Điều 4:
“Các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ:
11. Nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tạo lập thông qua hình thức phát triển nhà ở riêng lẻ.”
Trường hợp là xây dựng nhà ở riêng lẻ, căn cứ theo Nghị định 45/2011/NĐ-CP (được sửa đổi một phần bằng Nghị định 23/2013/NĐ-CP) tại Khoản 11 Điều 4, khi hoàn công không phải chịu lệ phí trước bạ mà chỉ phát sinh thuế xây dựng cơ bản.

Tại sao cần phải hoàn công?

Hiện tại, pháp luật ghi nhận quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức, được chia thành 2 loại chính là tài sản phải đăng ký sở hữu và tài sản không phải đăng ký sở hữu. Nhà ở, công trình xây dựng thuộc nhóm tài sản phải đăng ký sở hữu. Muốn đăng ký quyền sở hữu, điều không thể thiếu là thực hiện thủ tục hoàn công để công trình được thừa nhận về mặt pháp lý.
Hoàn công cũng chính là điều kiện để được cấp đổi lại sổ hồng trong đó thể hiện những thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi thi công. Đối với nhà riêng thì sau khi xây dựng xong phải hoàn thiện thủ tục này trước khi làm thủ tục xin cấp sổ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.