Quy định hộ nghèo như thế nào 2022?

04/08/2022
Quy định hộ nghèo mới năm 2022
556
Views

Nghèo đói là một trong những trở ngại chính làm giảm năng lực phát triển của các cá nhân, cộng đồng và mỗi quốc gia. Vì vậy, mở rộng các lựa chọn và trao quyền cho người nghèo là cách tốt nhất để đạt được mục tiêu giảm nghèo bền vững. Vậy quy định hộ nghèo mới năm 2022 như thế nào? hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé

Căn cứ pháp lý

Nghị định số 07/2021/NĐ-CP 

Quy định hộ nghèo mới năm 2022

 Các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025

a) Tiêu chí thu nhập

  • Khu vực nông thôn: 1.500.000 đồng/người/tháng.
  • Khu vực thành thị: 2.000.000 đồng/người/tháng.

b) Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản

  • Các dịch vụ xã hội cơ bản (06 dịch vụ), gồm: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin.
  • Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số), gồm: việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.

c) Dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản và ngưỡng thiếu hụt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Quy định hộ nghèo mới năm 2022
Quy định hộ nghèo mới năm 2022

Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022 – 2025

a) Chuẩn hộ nghèo

  • Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
  • Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

b) Chuẩn hộ cận nghèo

  • Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
  • Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

c) Chuẩn hộ có mức sống trung bình

  • Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.500.000 đồng đến 2.250.000 đồng.
  • Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

d) Chuẩn hộ nghèo, chuẩn hộ cận nghèo, chuẩn hộ có mức sống trung bình quy định tại Khoản 2 Điều này là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế – xã hội khác giai đoạn 2022 – 2025.

Các chính sách hỗ trợ dành cho hộ nghèo

Miễn học phí cho học sinh, sinh viên

Các đối tượng học sinh, sinh viên được miễn học phí quy định tại Điều 7 Nghị định 86/2015/NĐ-CP, trong đó bao gồm:

  • Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo;
  • Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo;
  • Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Người thuộc hộ nghèo có thể được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng

Theo quy định tại Điều 5, 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, những người thuộc hộ nghèo sau đây sẽ được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng:

  • Người từ đủ 60 đến dưới 80 tuổi thuộc hộ nghèo, không có người phụng dưỡng được trợ cấp 540.000 đồng/tháng.
  • Người từ đủ 80 tuổi thuộc hộ nghèo, không có người phụng dưỡng được trợ cấp 720.000 đồng/tháng.
  • Người từ đủ 75 – 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo mà không thuộc trường hợp trên đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn được trợ cấp 360.000 đồng/tháng.
  • Người đơn thân hoặc góa vợ hoặc chồng thuộc hộ nghèo mà đang nuôi con ăn học được hỗ trợ 360.000 đồng/tháng/con.
  • Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn được hỗ trợ 540.000 đồng/tháng.

Hỗ trợ 100% chi phí khám, chữa bệnh

Căn cứ Điều 2 Nghị định 70/2015/NĐ-CP; Điều 2, 3, 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và Điều 7 Nghị định 79/2020/NĐ-CP, hiện nay có 29 đối tượng được cấp thẻ BHYT miễn phí.

Trong đó, người thuộc hộ gia đình nghèo là một trong những đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Đồng thời, được hỗ trợ tiền ăn khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên (căn cứ theo Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg, sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg).

Được hỗ trợ vay vốn để sản xuất, kinh doanh

Tại Công văn số 866 năm 2019 của ngân hàng chính sách xã hội, mức cho vay đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh dành cho hộ nghèo tối đa là 100 triệu đồng/hộ mà không phải đảm bảo tiền vay với thời hạn vay lên đến 120 tháng.

Mức lãi suất do ngân hàng Chính sách xã hội công bố hiện nay là 6,6%/năm đối với hộ nghèo.
Ngoài ra, Căn cứ Quyết định 33 năm 2015 của Thủ tướng chính phủ, hộ nghèo còn có thể được hỗ trợ vay vốn về nhà ở để xây mới hoặc sửa chữa nhà ở với số tiền tối đa 25 triệu đồng/hộ từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

Hỗ trợ tiền điện sinh hoạt hàng tháng

Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 190/2014/TT-BTC, mỗi hộ nghèo được hưởng mức hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành là 46.000 đồng/hộ/tháng.

Khi cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 tăng, giảm so với hiện hành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương điều chỉnh kịp thời mức hỗ trợ tiền điện hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 đã điều chỉnh.

Phương thức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội: Chi trả trực tiếp theo hình thức hỗ trợ bằng tiền từng quý đến hộ nghèo.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề Quy định hộ nghèo mới năm 2022. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Hợp thức hóa lãnh sự, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, Xác nhận độc thân, Thành lập công ty… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Thu nhập bao nhiêu thì được xếp là hộ nghèo?

Theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 quy định, từ năm 2022, thu nhập bình quân dưới 1,5 triệu đồng/người/tháng khu vực nông thôn và dưới 2 triệu đồng/người/tháng thành thị sẽ được xếp vào hộ nghèo, cận nghèo.

Hộ nghèo được hỗ trợ bảo nhiều tiền một tháng?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về mức trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:
“Điều 6. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng
1. Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:

d) Đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này:
Hệ số 1,0 đối với mỗi một con đang nuôi.
đ) Đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định này:
– Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 5.
2. Trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng các mức theo các hệ số khác nhau quy định tại khoản 1 Điều này hoặc tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất. Riêng người đơn thân nghèo đang nuôi con là đối tượng quy định tại các khoản 5, 6 và 8 Điều 5 Nghị định này thì được hưởng cả chế độ đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 và chế độ đối với đối tượng quy định tại các khoản 5, 6 và 8 Điều 5 Nghị định này.”
Như vậy, người thuộc diện hộ nghèo đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con) sẽ được hưởng theo hệ số 1.0 đối với mỗi một con đang nuôi.
Đối với người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo theo quy định pháp luật sẽ được hưởng theo hệ số 3.0
Trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng các mức theo các hệ số khác nhau hoặc tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.