Nước ta may mắn là quốc gia được mẹ thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên rừng phong phú. Đất rừng là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp, trong đất rừng được phân thành nhiều nhóm đất khác nhau, trong đó có bao gồm đất rừng sản xuất. Thông thường, người dân sẽ sử dụng đất rừng sản xuất thông qua hình thức Nhà nước giao đất là chủ yếu. Nhiều độc giả thắc mắc không biết pháp luật hiện nay quy định giao đất rừng sản xuất hiện nay như thế nào? Hạn mức giao đất rừng sản xuất cho hộ gia đình là bao nhiêu héc ta? Điều kiện để hộ gia đình được Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng trồng được quy định ra sao? Bài viết sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên và cung cấp những quy định liên quan đến vấn đề này. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Đất rừng sản xuất là loại đất gì?
Đất rừng sản xuất là đất được sử dụng để chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản. Theo quy định của pháp luật, đất rừng sản xuất thuộc loại đất nông nghiệp được quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều 10 của Luật Đất đai 2013. Đất rừng sản xuất thuộc nhóm đất nông nghiệp nên cần tuân thủ các quy định sử dụng của loại đất này.
Rừng sản xuất được phân loại theo 2 đối tượng:
Rừng sản xuất là rừng tự nhiên gồm có: Rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên
Rừng sản xuất là rừng trồng gồm có: Rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư.
Quy định giao đất rừng sản xuất hiện nay như thế nào?
Đất rừng sản xuất thuộc nhóm đất nông nghiệp theo điểm c khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013. Căn cứ khoản 2 Điều 135 Luật Đất đai 2013 quy định Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng trồng, cụ thể như sau:
“Điều 135. Đất rừng sản xuất
- Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định sau đây:
a) Giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định tại điểm b khoản 3 Điều 129 của Luật này để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất;
b) Cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng;
c) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm. […]”
Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 136 Luật Đất đai 2013 quy định đất rừng phòng hộ như sau:
“Điều 136. Đất rừng phòng hộ
- Tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng; Ủy ban nhân dân cấp huyện giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đó sử dụng.”
Đối chiếu quy định trên, Nhà nước giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp và cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng.
Trong trường hợp diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất.
Tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng; Ủy ban nhân dân cấp huyện giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đó sử dụng.
Hiện nay không có quy định hạn chế về việc chỉ giao đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa phương. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện chính sách kinh tế, xã hội tại từng địa phương, có thể có những quy định cá biệt yêu cầu cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa phương. Do đó, bạn tham khảo thêm quy định tại địa phương của bạn có hạn chế này hay không.
Trên đây là thông tin về nội dung “Quy định giao đất rừng sản xuất”.
Điều kiện để hộ gia đình được Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng trồng
Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định như sau:
” Điều 3. Việc xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp
- Căn cứ xác định hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp:
a) Đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận;
b) Có ít nhất một thành viên của hộ gia đình không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội;
c) Có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng quy định tại Điểm a Khoản này, kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh;
d) Trường hợp giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình theo quy định tại Điều 54 của Luật đất đai, đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình thì chỉ căn cứ quy định tại Điểm b Khoản này”.
Như vậy, nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên thì hộ gia đình sẽ được Nhà nước giao đất trồng rừng.
Hạn mức giao đất rừng sản xuất cho hộ gia đình là bao nhiêu héc ta?
Theo điểm b khoản 3 Điều 129 Luật Đất đai 2013 quy định hạn mức giao đất như sau:
“Điều 129. Hạn mức giao đất nông nghiệp
[…]
- Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất:
a) Đất rừng phòng hộ;
b) Đất rừng sản xuất.”
Như vậy, hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình không quá 30 héc ta đối với đất rừng sản xuất.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Xác định thành viên hộ gia đình khi thực hiện công chứng, chứng thực “Hộ gia đình sử dụng đất”
- Có mấy nhóm người sử dụng đất ở Việt Nam
- Giải quyết tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định giao đất rừng sản xuất”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về hợp đồng chuyển nhượng nhà đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, khi người sử dụng đất chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (gồm có đất ở) phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (đối với hộ gia đình, cá nhân thì Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện nơi có đất có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất).
Như vậy, nếu đủ điều kiện, bạn có thể chuyển từ đất rừng sản xuất lên đất thổ cư (đất ở).
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 10 Luật đất đai 2013 thì đất rừng sản xuất thuộc nhóm đất nông nghiệp.
Việc canh tác nông nghiệp trồng rau trên đất là được phép nhưng phải đảm bảo phát triển rừng đan xen, tận dụng khoảng trống đất để canh tác nông nghiệp trồng rau dưới tán rừng.
Theo Khoản 1, Điều 170 của Luật đất đai 2013, sử dụng đất lâm nghiệp phải đúng mục đích là đúng quy định. Vì vậy, xây nhà trên đất lâm nghiệp được xem là trái pháp luật. Những cá nhân, tổ chức nào cố tình xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định. Nếu muốn xây dựng nhà trên đất lâm nghiệp phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất, và phải có sự cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.