Quy định chuyển trại giam

24/08/2022
Quy định chuyển trại giam
705
Views

Dạ thưa Luật sư, con tôi do bị phạm tội trộm cắp nên đang bị giam giữ tại trại giam. Để thuận tiện ghé thăm con tôi hơn, tôi muốn xin chuyển trại giam về gần địa phương nơi tôi sống có được không ạ? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi.

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật và gửi câu hỏi về Luật sư 247. Trường hợp của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn Quy định về chuyển trại giam. Mời bạn đón đọc ngay nhé!

Căn cứ pháp lý

Cơ cấu tổ chức của trại giam

Trại giam được tổ chức như sau:

– Phân trại giam: Phân trại giam thuộc trại giam có nhiệm vụ tổ chức quản lý, giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân theo đúng đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước

– Khu giam giữ (thuộc phân trại giam):

  • Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm;
  • Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân có mức án tù trên 15 năm đã được giảm án và thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại dưới 15 năm; phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, đã chấp hành một phần hai thời hạn chấp hành án phạt tù và đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.

Nhà giam:

  • Nhà giam chung: Mỗi buồng giam giam giữ không quá 50 phạm nhân;
  • Nhà giam riêng: Mỗi buồng giam giam giữ không quá 08 phạm nhân
  • Nhà kỷ luật: Mỗi buồng giam giam giữ không quá 02 phạm nhân bị kỷ luật

– Các công trình phục vụ: 

  • Công trình phục vụ lao động, học tập, sinh hoạt, chăm sóc y tế; giáo dục cải tạo, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân;
  • Công trình phục vụ làm việc, học tập, sinh hoạt và các điều kiện khác cho sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân Công an, công nhân viên Quốc phòng công tác tại trại giam.

– Khu lao động, dạy nghề:

  • Khu lao động, dạy nghề cho phạm nhân do trại giam đầu tư xây dựng, trực tiếp quản lý;
  • Khu lao động, dạy nghề cho phạm nhân do tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng trong khu vực đất do trại giam quản lý và bàn giao cho trại giam trực tiếp quản lý, sử dụng trong thời gian hợp tác. Khu lao động, dạy nghề có nhiệm vụ tổ chức quản lý, giam giữ, giáo dục, lao động, dạy nghề cho phạm nhân theo đúng quy định của pháp luật.

Khu lao động, dạy nghề có các hạng mục công trình:

  • Nhà giam giữ phạm nhân được xây dựng kiên cố, chắc chắn đảm bảo an ninh, an toàn theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng;
  • Công trình phục vụ học tập, sinh hoạt, chăm sóc y tế; giáo dục, lao động, dạy nghề cho phạm nhân;
  • Công trình phục vụ làm việc, học tập, sinh hoạt và các điều kiện khác cho sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân Công an, công nhân viên quốc phòng công tác tại khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề

Đối với tổ chức bộ máy quản lý trại giam gồm có: Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan; chiến sĩ và công nhân Công an, công nhân viên Quốc phòng.

Yêu cầu trình độ: Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng phải là người có trình độ đại học cảnh sát, đại học an ninh hoặc cử nhân luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

Quy định chuyển trại giam
Quy định chuyển trại giam

Các trường hợp được chuyển trại giam

Phạm nhân được hiểu theo Luật Thi hành án hình sự 2019 như sau:

“2. Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.”

Hiện nay, pháp luật chưa quy định về việc đưa phạm nhân đến nơi chấp hành án theo nguyện vọng của cá nhân hoặc gia đình phạm nhân.
Tuy nhiên, căn cứ yêu cầu quản lý, giam giữ, công tác giáo dục, dạy nghề đối với phạm nhân theo quy định của pháp luật và chính sách hình sự nhân đạo của Nhà nước, Thủ trưởng Cơ quan Quản lý Thi hành án hình sự Bộ Công an có thể xem xét, đưa người bị kết án phạt tù đến nơi chấp hành án, điều chuyển phạm nhân giữa các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ đối với một số trường hợp cá biệt như gia đình liệt sỹ, con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng, bản thân phạm nhân là thương binh, có công với nước hoặc đã lập công giúp lực lượng Công an ngăn chặn, điều tra, khám phá tội phạm hoặc lập công lớn trong quá trình chấp hành án, bảo vệ an toàn trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, phạm nhân bị bệnh nặng do cơ quan y tế cấp tỉnh trở lên kết luận trong hồ sơ bệnh án.

Thủ tục xin chuyển trại giam

Trước tiên phạm nhân phải có đơn có xác nhận của Giám thị trại giam, trại tạm giam, trưởng nhà giam giữ và gia đình phạm nhân phải có đơn đề nghị có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú.

Như vây trong trường hợp này của bạn, bạn không nói rõ chồng bạn có phải là gia đình liệt sỹ, con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng, bản thân phạm nhân là thương binh, có công với nước hoặc đã lập công giúp lực lượng Công an ngăn chặn, điều tra, khám phá tội phạm hoặc lập công lớn trong quá trình chấp hành án, bảo vệ an toàn trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, phạm nhân bị bệnh nặng hay không, nếu thuộc các trường hợp kể trên bạn và gia đình có thể là đơn gửi đến Thủ trưởng Cơ quan Quản lý Thi hành án hình sự Bộ Công an để được xem xét. 

Thẩm quyền điều chuyển trại giam

Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định việc đưa người bị kết án phạt tù có quyết định thi hành án của Tòa án đến nơi chấp hành án hoặc điều chuyển phạm nhân giữa các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ do Bộ Công an quản lý thuộc thẩm quyền của Cơ quan Quản lý Thi hành án hình sự Bộ Công an.

Quy định chuyển trại giam
Quy định chuyển trại giam

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Quy định chuyển trại giam“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247 về đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh,bản cam đoan đăng ký lại khai sinh, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; đơn xác nhận độc thân mới nhất, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Các đồ vật cấm đưa vào trại giam gồm những gì?

– Các loại vũ khí, vật liệu nổ, chất nổ, công cụ hỗ trợ.
– Chất gây mê, chất độc, khí độc, chất phóng xạ, hóa chất độc hại, nguy hiểm.
– Các chất ma túy, tiền chất ma túy, các chất gây nghiện, các chất hướng thần.
– Các chất cháy, chất gây cháy (xăng, dầu, cồn, bật lửa, các loại diêm…).
– Điện thoại di động và các thiết bị thông tin liên lạc.
– Thiết bị lưu trữ dữ liệu, máy ghi âm, máy ghi hình, máy nghe ca nhạc, radio; những thiết bị, đồ dùng có tính năng tương tự và các thiết bị kỹ thuật, điện tử khác.
– Các đồ dùng bằng kim loại, sành, sứ, đá, thủy tinh, các đồ vật cung, sắc nhọn khác và các loại dây có khả năng dùng để tự sát, phá buồng giam, trốn khỏi nơi giam giữ, gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe, tính mạng của người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc người khác.
– Các loại sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, băng đĩa có nội dung phản động, truyền đạo trái phép, đồi trụy, mê tín dị đoan; các phương tiện, công cụ dùng để đánh bạc dưới mọi hình thức.
– Các loại giấy, bút, mực (trừ trường hợp được sự đồng ý của cơ sở giam giữ).
– Rượu, bia, đồ uống có cồn, thuốc lá, thuốc lào; các loại thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh chưa được sự đồng ý của y tế cơ sở giam giữ.
– Tiền Việt Nam đồng, ngoại tệ, giấy tờ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý khác.

Trẻ em có được theo Mẹ vào trại giam không?

Tại Điều 51 Luật THAHS năm 2019 quy định cụ thể: Phạm nhân nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi được bố trí thời gian phù hợp để chăm sóc, nuôi dưỡng con; trẻ em dưới 36 tháng tuổi, trẻ em từ 36 tháng tuổi trở lên trong thời gian chờ đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội là con của phạm nhân ở cùng mẹ trong trại giam được hưởng chế độ ăn, mặc, ở, cấp phát nhu yếu phẩm và được chăm sóc y tế, khám chữa bệnh để bảo đảm thực hiện quyền của trẻ em theo quy định của Luật Trẻ em; trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị đăng ký khai sinh cho con của phạm nhân. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân chấp hành án có trách nhiệm đăng ký và cấp giấy khai sinh; trại giam phải tổ chức nhà trẻ ngoài khu giam giữ để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là con của phạm nhân dưới 36 tháng tuổi và con của phạm nhân từ 36 tháng tuổi trở lên trong thời gian chờ làm thủ tục đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội.

Phạm nhân trong trại giam được ăn Tết như thế nào?

Vào dịp Tết, các phạm nhân cũng được nghỉ lao động. Trước và sau Tết, các phạm nhân đều được tạo điều kiện để gặp người thân tới thăm.
Thông thường, ngày 28 Tết thì các phạm nhân thu dọn dụng cụ lao động. Phạm nhân được nghỉ lao động từ ngày 29 đến hết mùng 3 Tết, mùng 4 thì đi làm lấy ngày, làm khai xuân.
Không chỉ được nghỉ lao động; phạm nhân còn được Nhà nước chi ngân sách để ăn mỗi ngày Tết bằng 5 lần ngày thường. Đặc biệt, cứ khoảng ngày 28 – 29 Tết; lãnh đạo trại giam cho phép một số phạm nhân khéo tay xuống bếp ăn tập thể để gói bánh chưng. Cũng trong thời gian này, trại giam sẽ mua các loại thực phẩm như thịt lợn; thịt gà, thịt bò,… để các phạm nhân ăn Tết.
Đêm giao thừa, lãnh đạo trại giam sẽ đi đến từng buồng giam để chúc Tết. Sáng mùng 1 Tết, tất cả các phạm nhân, kể cả phạm nhân thụ án tù chung thân; đều được tập trung lại để cán bộ trại chúc Tết. Sau đó các phạm nhân được vui văn nghệ; tham gia những trò chơi tập thể như bóng chuyền, cầu lông, kéo co….
Ngày Tết, các phạm nhân trong trại giam được nghỉ lao động, ăn và vui chơi tập trung. Hơn nữa, vào dịp Tết, tâm lý của con người nói chung và các phạm nhân nói riêng; là nhớ về quê hương, gia đình càng nhiều. Do vậy, càng vào dịp Tết thì an ninh càng phải được tăng cường; nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các trường hợp chống phá cơ sở giam giữ hoặc trốn trại.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.