Quy định chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ

28/08/2022
762
Views

Xin chào luật sư. Tôi được nhà nước giao sử dụng đất rừng phòng hộ. Tôi đang muốn chuyển đất này sang đất dùng để sản xuất. Xin hỏi quy định của pháp luật về chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ như thế nào? Điều kiện, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ ra sao? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Chuyển mục đích sử dụng đất không còn xa lạ khi nhu cầu của người dân sử dụng đất ở ngày càng tăng, dân số tăng lên mà quỹ đất không đổi. Do đó để có thể chuyển mục đích sử dụng đất, người sử dụng đất phải chú ý tới các điều kiện để có thể xin phép chuyển mục đích sử dụng. Với đất rừng phòng hộ là loại đất đặc thù do vai trò bảo vệ đất, bảo vệ môi trường và điều hòa khí hậu của nó. Vậy cần những điều kiện gì để có thể chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ? Thủ tục thực hiện việc này ra sao? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Chuyển mục đích sử dụng đất là gì?

Theo Điều 10 Luật Đất đai 2013 căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân ra thành các loại đất khác nhau. Theo đó với mỗi loại sẽ có mục đích sử dụng khác nhau.

Có thể hiểu chuyển mục đích sử dụng đất là một thủ tục hành chính, trong đó sẽ có sự thay đổi về mục đích sử dụng đất so với loại đất ban đầu bằng quyết định hành chính trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép hoặc việc đăng ký biến động đất đai trong trường hợp không phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tùy từng trường hợp mà người sử dụng đất phải nộp các loại phí, lệ phí, thuế đối với đất đai khi được chuyển đổi.

Đất rừng phòng hộ được hiểu như thế nào?

Theo Khoản 3 Điều 5 Luật lâm nghiệp 2017 quy định về đất rừng phòng hộ như sau:

” Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; được phân theo mức độ xung yếu bao gồm:

a) Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới;

b) Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.”

Đất rừng phòng hộ thường ở khu vực đầu nguồn, cây cối mọc dày đặc, có thể là đồi núi hoặc đất cát. Theo quy định trên có thể thấy đây là loại rừng có vai trò lưu giữ, bảo vệ, ngăn chặn nguồn nước. Rừng phòng hộ bao gồm cây cối dày đặc, ngăn ngừa hiện tượng xói mòn, đất trống đồi trọc. Vào mùa mưa dễ xảy ra hiện tượng lũ quét, lũ ống, rừng phòng hộ ngăn chặn được điều này.

Ngoài ra chúng còn giúp bảo vệ con người, môi trường, điều hòa khí hậu và còn có ý nghĩa kinh tế về lĩnh vực du lịch.

Chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ có phải xin phép?

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ

Khi chuyển mục đích sử dụng đất, tùy từng trường hợp mà cần phải có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong đó các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 gồm:

  • Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
  • Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
  • Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
  • Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
  • Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
  • Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
  • Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

Theo đó khi chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ thì người sử dụng đất phải có sự cho phép của nhà nước.

Trong thực tế việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ là nhu cầu phổ biến ở nhiều hộ gia đình, cá nhân . Nhiều trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng vói loại đất này khi chưa được sự cho phép. Đây là hành vi vi phạm và có thể bị xử phạt hành chính.

Quy định về chuyển đổi đất rừng phòng hộ

Điều kiện chuyển đổi mục đích đất rừng phòng hộ

Theo Điều 19 Luật lâm nghiệp 2017 quy định về Điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác như sau:

1. Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

2. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

3. Có dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

4. Có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế.

Đất rừng phòng hộ là một trong các loại rừng do đó khi chuyển mục đích sử dụng cần đáp ứng các điều kiện kể trên.

Thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ

Thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác được quy định tại Điều 23 Luật lâm nghiệp. Cụ thể:

– Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định như sau:

Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với tổ chức;

– Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định như sau:

Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân;

Giao rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với cộng đồng dân cư.

– Trường hợp trong khu vực thu hồi rừng có cả đối tượng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi rừng hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi rừng.

Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đíh sử dụng đất rừng

Trồng rừng thay thế là một trong các điều kiện để có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Theo đó:

1. Chủ dự án được giao đất, thuê đất có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải trồng rừng thay thế bằng diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng trồng, bằng ba lần diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng tự nhiên.

2. Chủ dự án quy định tại khoản 1 Điều này tự trồng rừng thay thế phải xây dựng phương án trồng rừng thay thế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Trường hợp chủ dự án không tự trồng rừng thay thế thì nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh.

3. Số tiền nộp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh bằng diện tích rừng phải trồng thay thế quy định tại khoản 1 Điều này nhân với đơn giá cho 01 ha rừng trồng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng tiền đã nộp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh để tổ chức trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh.

4. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không bố trí được hoặc không bố trí đủ diện tích đất để trồng rừng thay thế trong thời hạn 12 tháng kể từ khi chủ dự án hoàn thành trách nhiệm nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh thì phải chuyển tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam để tổ chức trồng rừng thay thế tại địa phương khác.

Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đát rừng phòng hộ

Hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ

Theo Điều 6 Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất. Theo đó khi chuyển mục đích sử dụng đất phòng hộ cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Biên bản xác minh thực địa;
  • Bản sao bản thuyết minh dự án đầu tư đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, dự án không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư; bản sao báo cáo kinh tế – kỹ thuật của tổ chức sử dụng đất đối với trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình; văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đã lập khi cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc thẩm định dự án đầu tư hoặc xét duyệt dự án đối với dự án phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, phải cấp giấy chứng nhận đầu tư;
  • Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư và trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
  • Trường hợp hộ gia đình, cá nhân xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải bổ sung văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 59 của Luật Đất đai;
  • Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất;
  • Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.

Trình tự thực hiện

Theo Khoản 2 Điều 68 và Điều 69 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP:

– Người xin phép chuyển mục đích sử dụng đất nộp hồ sơ thẩm định tại cơ quan tài nguyên và môi trường.
Đối với dự án đầu tư đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư hoặc Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì không phải thực hiện thủ tục thẩm định quy định tại Khoản này;
– Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tài nguyên và môi trường có văn bản thẩm định gửi đến chủ đầu tư để lập hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất.
Thời hạn quy định tại điểm này không bao gồm thời gian làm thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện dự án đầu tư quy định tại Khoản 2 Điều này;

– Với trường hợp cho phép chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ để thực hiện dự án đầu tư được quy định như sau:

+ Cơ quan tài nguyên và môi trường chịu trách nhiệm tổng hợp nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn trình Ủy ban nhân dân cùng cấp để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên hoặc Bộ Tài nguyên và Môi trường;
+ Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì thẩm định, trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua trước khi Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định việc chuyển mục đích sử dụng đất; Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trước khi Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định việc chuyển mục đích sử dụng đất;
+ Sau khi Thủ tướng Chính phủ có văn bản chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có Nghị quyết về việc chuyển mục đích sử dụng đất, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

– Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc về cách chia đất thừa kế hoặc muốn tham khảo các dịch vụ về chia thừa kế uy tín, giá rẻ cũng như để được giải đáp các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Các trường hợp nào chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép?

Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không cần xin phép gồm:
1. Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: Đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;
2. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm;
3. Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;
4. Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở;
5. Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang các loại đất khác thuộc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.

Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất mà không xin phép có vi phạm?

Theo quy định, nếu thuộc các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép mà không thực hiện xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì tùy vào từng loại đất và diện tích chuyển trái phép mà mức xử phạt vi phạm hành chính là khác nhau. Bên cạnh việc bị phạt tiền, người có hành vi vi phạm buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Miễn lệ phí chuyển mục đích sử dụng đất cho trươngf hợp nào?

Theo Điều 11 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, các trường hợp được miễn tiền chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm:
-Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở trong trường hợp được Nhà nước giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất cho người có công với Cách mạng được thực hiện theo quy định của pháp luật về người có công. Việc miễn tiền sử dụng đất đối với người có công với Cách mạng chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cho phép miễn tiền sử dụng đất theo pháp luật về người có công.
– Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với đất do chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở do tách hộ đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi theo Danh mục các xã đặc biệt khó khăn do Thủ tướng Chính phủ quy định.
– Miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất được giao trong hạn mức giao đất ở cho các hộ dân làng chài, dân sống trên sông nước, đầm phá di chuyển đến định cư tại các khu, điểm tái định cư theo quy hoạch, kế hoạch và dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.