Quy định chăn nuôi hộ gia đình năm 2022 như thế nào?

16/11/2022
Quy định chăn nuôi hộ gia đình năm 2022 như thế nào?
227
Views

Xin chào Luật sư 247. Gia đình tôi thuộc diện có kinh tế khó khăn tại địa phương. Hiện nay, gia đình tôi tích cóp lâu năm cuối cùng cũng đủ tiền mua được đàn bò 7 con, gia đình tôi đang muốn chăn nuôi bò theo quy mô chăn nuôi nông hộ nhưng không biết quy định chăn nuôi hộ gia đình hiện nay như thế nào? Đàn bò nhà tôi chăn nuôi thuộc hình thức chăn nuôi nông hộ là đúng hay sai theo quy định pháp luật? Và gia đình tôi có điều kiện hay nghĩa vụ gì cần tuân theo khi bắt đầu quy mô chăn nuôi nông hộ này? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Có bao nhiêu loại quy mô chăn nuôi?

Căn cứ theo quy định Điều 52 Luật Chăn nuôi 2018 về quy mô chăn nuôi, cụ thể như sau:

“1. Quy mô chăn nuôi bao gồm các loại sau đây:

a) Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ;

b) Chăn nuôi nông hộ.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Bên cạnh đó, Điều 21 Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi 2018 về quy mô chăn nuôi như sau:

– Nguyên tắc xác định quy mô chăn nuôi được quy định như sau:

a) Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được xác định bằng số lượng đơn vị vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;

b) Quy mô chăn nuôi các loại vật nuôi khác được xác định bằng số lượng vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;

c) Trường hợp cơ sở chăn nuôi hỗn hợp gồm gia súc, gia cầm và vật nuôi khác thì quy mô chăn nuôi gồm tổng số đơn vị vật nuôi của gia súc và gia cầm, số lượng từng loại vật nuôi khác.

– Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được quy định như sau:

a) Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;

b) Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;

c) Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;

d) Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi.

Quy định chăn nuôi hộ gia đình năm 2022 như thế nào?
Quy định chăn nuôi hộ gia đình năm 2022 như thế nào?

– Quản lý quy mô chăn nuôi được quy định như sau:

a) Chăn nuôi trang trại quy mô lớn được quản lý theo quy định tại Điều 23 và Điều 24 Nghị định này;

b) Chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 55 và khoản 2 Điều 57 của Luật Chăn nuôi.

Trường hợp vi phạm, cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ phải cam kết khắc phục, bảo đảm điều kiện chăn nuôi trong thời gian 06 tháng kể từ ngày bị phát hiện vi phạm và gửi báo cáo kết quả khắc phục đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành kiểm tra thực tế kết quả khắc phục trong trường hợp cần thiết.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra điều kiện chăn nuôi của cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ. Tần suất kiểm tra là 03 năm một lần;

c) Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 56, khoản 2 Điều 57 của Luật Chăn nuôi.

– Hệ số đơn vị vật nuôi quy định như sau:

a) Hệ số đơn vị vật nuôi sử dụng làm căn cứ quy đổi số lượng vật nuôi sang đơn vị vật nuôi;

b) Hệ số đơn vị vật nuôi, công thức chuyển đổi số lượng vật nuôi sang đơn vị vật nuôi quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.

– Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung quy mô chăn nuôi, hệ số đơn vị vật nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Theo quy định nêu trên đó, quy mô chăn nuôi cơ bản được chia thành 02 loại:

– Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ;

– Chăn nuôi nông hộ.

Cùng với đó, để xác định quy mô chăn nuôi cần dựa vào các nguyên tắc sau: Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được xác định bằng số lượng đơn vị vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm. Quy mô chăn nuôi các loại vật nuôi khác được xác định bằng số lượng vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm. Cơ sở chăn nuôi hỗn hợp gồm gia súc, gia cầm và vật nuôi khác thì quy mô chăn nuôi gồm tổng số đơn vị vật nuôi của gia súc và gia cầm, số lượng từng loại vật nuôi khác.

Chăn nuôi nông hộ là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1, 3 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 định nghĩa chăn nuôi nông hộ như sau:

“1. Chăn nuôi là ngành kinh tế – kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.

3. Chăn nuôi nông hộ là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tại hộ gia đình.”

Theo quy định nêu trên, có thể hiểu chăn nuôi nông hộ là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tại hộ gia đình.

Quy định chăn nuôi hộ gia đình năm 2022 như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Luật Chăn nuôi 2018 về quy mô chăn nuôi, cụ thể như sau:

“1. Quy mô chăn nuôi bao gồm các loại sau đây:

a) Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ;

b) Chăn nuôi nông hộ.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Như vậy, theo quy định nêu trên có thể thấy chăn nuôi nông hộ là một trong những loại quy mô chăn nuôi.

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1, 2 Điều 21 Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết luật chăn nuôi về quy mô chăn nuôi, cụ thể như sau:

“1. Nguyên tắc xác định quy mô chăn nuôi được quy định như sau:

a) Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được xác định bằng số lượng đơn vị vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;

b) Quy mô chăn nuôi các loại vật nuôi khác được xác định bằng số lượng vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;

c) Trường hợp cơ sở chăn nuôi hỗn hợp gồm gia súc, gia cầm và vật nuôi khác thì quy mô chăn nuôi gồm tổng số đơn vị vật nuôi của gia súc và gia cầm, số lượng từng loại vật nuôi khác.

2. Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được quy định như sau:

a) Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;

b) Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;

c) Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;

d) Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi.”

Theo quy định, quy mô chăn nuôi cơ bản được chia thành 02 loại:

– Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ;

– Chăn nuôi nông hộ.

Chăn nuôi nông hộ là quy mô chăn nuôi chứa từ dưới 10 đơn vị vật nuôi. Như vậy, trường hợp gia đình bạn chăn nuôi đàn bò với số lượng 7 con phù hợp với quy mô chăn nuôi nông hộ.

Điều kiện đối với quy mô chăn nuôi nông hộ

Căn cứ Điều 56 Luật Chăn nuôi 2018 về điều kiện chăn nuôi nông hộ như sau:

“Điều 56. Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

1. Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;

2. Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;

3. Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.”

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 57 Luật Chăn nuôi 2018 thì tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:

“2. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật này;

b) Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi;

c) Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

d) Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.”

Theo quy định đó, chăn nuôi theo quy mô nông hộ cần đáp ứng các điều kiện:

– Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;

– Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;

– Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác.

Ngoài ra còn có các nghĩa vụ: thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi, thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường, xử lý chất thải chăn nuôi, bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi.

Như vậy, chăn nuôi nông hộ/chăn nuôi hộ gia đình là một loại quy mô chăn nuôi. Với trường hợp gia đình bạn, đàn bò có số lượng là 7 con thì sẽ được coi là thuộc quy mô chăn nuôi nông hộ. Khi chăn nuôi bò theo quy mô chăn nuôi nông hộ, cần phải đáp ứng các điều kiện cũng như tuân thủ các nghĩa vụ được quy định theo pháp luật về chăn nuôi.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là bài viết tư vấn về “Quy định chăn nuôi hộ gia đình năm 2022 như thế nào?” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ xin đơn xác nhận tình trạng hôn nhân thì hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 Luật sư 247 để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp:

Khi chăn nuôi tại hộ gia đình, cần có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường như thế nào?

– Giảm thiểu, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đã được phân loại đến đúng nơi quy định;
– Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định; không để vật nuôi gây mất vệ sinh trong khu dân cư;
– Không phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh;
– Chi trả kinh phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo quy định của pháp luật;
– Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư;
Chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình phải bảo đảm vệ sinh, không gây ô nhiễm tiếng ồn, phát tán mùi khó chịu; chất thải từ hoạt động chăn nuôi phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chăn nuôi hộ gia đình dưới hình thức trang trại cần đáp ứng điều kiện gì?

Theo quy định, khi chăn nuôi theo quy mô trang trại cần đáp ứng các điều kiện nhất định như vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển chăn nuôi; có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi; có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi,…

Mức xử phạt vi phạm hành chính hộ chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường như thế nào?

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 19 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thải chất thải vệ sinh hầm cầu, hóa chất độc, các nguồn gây dịch bệnh vào môi trường trái quy định về bảo vệ môi trường.
– Đối với hành vi gây ô nhiễm đất, nước (nước ngầm, nước mặt bên trong và ngoài khuôn viên của cơ sở) hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật dưới 03 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc dưới 05 lần đối với thông số môi trường thông thường;
+ Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 03 lần đến dưới 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 05 lần đến dưới 10 lần đối với thông số môi trường thông thường;
+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 05 lần trở lên đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 10 lần trở lên đối với thông số môi trường thông thường.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.