Quy chế đào tạo sơ cấp nghề theo quy định

09/07/2022
Quy chế đào tạo sơ cấp nghề
470
Views

Đào tạo sơ cấp nghề là điều không thể thiếu trong chương trình đảm bảo nghề nghiệp tương lai. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa rõ quy chế đào tạo sơ cấp nghề nên vẫn vướng phải nhiều thắc mắc liên quan. Để giải đáp cho những điều về quy chế đào tạo sơ cấp nghề, mời bạn tham khảo tại trang Luật sư 247 của chúng tôi.

Quy chế đào tạo sơ cấp nghề

Quy chế đào tạo sơ cấp nghề
Quy chế đào tạo sơ cấp nghề

Chương trình đào tạo sơ cấp nghề

Nội dung và cấu trúc chương trình đào tạo trình độ sơ cấp ứng với mỗi nghề đào tạo phải đảm bảo các nội dung sau:

• Tên nghề đào tạo; mã nghề;

• Đối tượng tuyển sinh, yêu cầu đầu vào;

• Mô tả về khóa học và mục tiêu đào tạo;

• Danh mục số lượng, thời lượng các mô – đun, tín chỉ;

• Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác, năng lực tự chủ và trách nhiệm;

• Thời gian khóa học, bao gồm: tổng thời gian toàn khóa, thời gian thực học, thời gian học lý thuyết, thời gian thực hành, thực tập, thời gian ôn, kiểm tra hoặc thi kết thúc mô – đun, tín chỉ. Trong đó thời gian thực hành, thực tập tối thiểu chiếm từ 70% thời gian thực học.

• Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp;

• Phương pháp và thang điểm đánh giá;

• Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo.

Nội dung và cấu trúc của giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp ứng với mỗi nghề đào tạo phải đảm bảo các nội dung sau:

• Thông tin chung của giáo trình (tên mô – đun, tín chỉ; tên nghề đào tạo, trình độ đào tạo; tuyên bố bản quyền; lời giới thiệu; mục lục;…);

• Mã mô – đun, tín chỉ; vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò; mục tiêu của giáo trình mô – đun, tín chỉ;

• Nội dung của giáo trình mô – đun, tín chỉ; tên bài/chương; mã bài/chương; giới thiệu bài/chương; mục tiêu bài/chương; nội dung kiến thức, kỹ năng của tiêu đề, tiểu tiêu đề/mục, tiểu mục trong bài/chương (gồm: kiến thức, kỹ năng và quy trình, cách thức thực hiện công việc; các bản vẽ, hình vẽ, bài tập, những điểm cần ghi nhớ);

• Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập khi kết thúc bài/chương và kết thúc mô – đun, tín chỉ.

Thời gian hoạt động đào tạo sơ cấp nghề

Thời gian hoạt động đào tạo

Thời gian hoạt động đào tạo tùy theo yêu cầu, tính chất của nghề đào tạo và tình hình thực tế của cơ sở đào tạo sơ cấp, người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quy định cụ thể thời gian hoạt động đào tạo của cơ sở mình.

Đơn vị thời gian của hoạt động đào tạo

– Thời gian khóa học được tính theo năm học, tháng học và tuần.

– Một giờ học thực hành hoặc học theo mô – đun, tín chỉ là 60 phút, được tính bằng một giờ chuẩn. Một giờ học lý thuyết là 45 phút, được tính bằng một giờ chuẩn.

– Một ngày học thực hành, thực tập hoặc học theo mô – đun, tín chỉ không quá 8 giờ chuẩn. Một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ chuẩn.

– Một tuần học theo mô – đun, tín chỉ hoặc thực hành không quá 40 (bốn mươi) giờ chuẩn. Một tuần học lý thuyết không quá 30 (ba mươi) giờ chuẩn.

Tùy theo số lượng người học, số lớp học cần tổ chức và điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo sơ cấp, người phụ trách đào tạo sắp xếp thời khóa biểu hàng ngày đối với từng lớp.

Thời gian đào tạo và phân bổ thời gian đào tạo

Thời gian đào tạo trình độ sơ cấp là thời gian tích lũy đủ số lượng mô – đun, tín chỉ quy định cho từng chương trình đào tạo. Tùy theo điều kiện đào tạo của cơ sở đào tạo sơ cấp, người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quy định thời gian tối đa đối với mỗi chương trình, nhưng không được vượt quá hai lần so với thời gian thiết kế của chương trình đó.

Tùy thuộc chương trình đào tạo, cơ sở đào tạo sơ cấp phân bổ thời gian và kế hoạch đào tạo đối với từng nghề; số lượng mô – đun, tín chỉ tối đa, tối thiểu cần tích lũy cho từng kỳ học, đợt học nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

– Thời gian thực học tối thiểu cho chương trình đào tạo là 10 (mười) tuần và tối đa là 42 (bốn hai) tuần. Thời gian ôn, kiểm tra hoặc thi kết thúc khóa học tối thiểu là 01 (một) tuần và tối đa 02 (hai) tuần.

– Tổng thời gian các hoạt động chung tối thiểu cho chương trình đào tạo là 01 (một) tuần và tối đa là 02 (hai) tuần.

Căn cứ vào khối lượng và nội dung kiến thức, kỹ năng tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp được quy định trong chương trình đào tạo của từng nghề, người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp phân bổ số mô – đun, tín chỉ cho từng kỳ học, đợt học.

Kế hoạch đào tạo và giảng dạy sơ cấp nghề

Xây dựng kế hoạch đào tạo

1, Kế hoạch đào tạo đối với khóa học: Kế hoạch phải thể hiện được các nội dung: mục tiêu đào tạo, số lượng mô – đun, tín chỉ, tên từng mô – đun, tín chỉ đào tạo; thời gian thực hiện; thời gian kiểm tra, hoặc thi kết thúc khóa học; địa điểm thực hiện.

2, Kế hoạch đào tạo đối với kỳ học hoặc đợt học: phải thể hiện được các nội dung: tên mô – đun, tín chỉ đào tạo; thời gian thực hiện, thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc; thời gian kiểm tra; giáo viên, người dạy và địa điểm thực hiện.

Đầu khóa học, cơ sở đào tạo sơ cấp phải thông báo cho người học về quy chế đào tạo; kế hoạch đào tạo của khóa học, kỳ học hoặc đợt học; nội dung chương trình đào tạo bắt buộc và tự chọn cho cả khóa học, từng kỳ học hoặc đợt học; danh sách mô – đun, tín chỉ sẽ được giảng dạy; lịch kiểm tra, thi, hình thức kiểm tra, thi kết thúc hoặc công nhận kết quả; quyền lợi và nghĩa vụ của người học.

Yêu cầu đối với giáo viên giảng dạy

Giáo viên giảng dạy phải đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.

Cơ sở đào tạo sơ cấp phải bố trí đủ giáo viên giảng dạy phù hợp từng nội dung trong chương trình đào tạo.

Tổ chức lớp học và địa điểm đào tạo

Tổ chức lớp

– Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng cần thiết khác tối đa 35 người học. Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng cần thiết khác dành cho người dân tộc thiểu số ít người, người khuyết tật tối đa 20 người học. Riêng lớp học kiến thức nghề, kỹ năng cần thiết khác dành cho người mù tối đa 10 người học.

– Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp tối đa 18 người học. Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp đối với người dân tộc thiểu số ít người, người khuyết tật, tối đa 10 người học. Riêng lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp đối với người mù tối đa 8 người học.

– Mỗi lớp có một giáo viên chủ nhiệm phụ trách lớp.

Địa điểm đào tạo

Địa điểm đào tạo được thực hiện linh hoạt tại cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, nơi sản xuất, nhưng phải đảm bảo các điều kiện để dạy và học về mặt bằng, địa điểm học kiến thức nghề; địa điểm học thực hành kỹ năng nghề; phương tiện, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu đào tạo,… theo yêu cầu của từng mô – đun, tín chỉ, chương trình đào tạo.

Tổ chức giảng dạy

Khi bắt đầu khóa học, kỳ học hoặc đợt học và trước khi học từng mô – đun, tín chỉ, giáo viên thực hiện kiểm tra, đánh giá về kiến thức, kỹ năng nghề của từng người học; tinh thần thái độ học tập của người học (đánh giá năng lực người học) để chuẩn bị nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp.

Chỉ tổ chức giảng dạy những kiến thức, hướng dẫn thực hành những kỹ năng nghề theo nội dung, yêu cầu của mô – đun, tín chỉ mà người học chưa biết, chưa làm được hoặc chưa biết kỹ, đầy đủ, chưa làm được thành thạo. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mô – đun đã học và tổ chức giảng dạy mô – đun, tín chỉ tiếp theo của chương trình đào tạo.

Trường hợp đào tạo thường xuyên trình độ sơ cấp, khi kết thúc kỳ học hoặc đợt học, người học làm công việc họ được dạy tại nơi ở, nơi làm việc hoặc tự ôn, luyện nội dung kiến thức, thực hành kỹ năng nghề để chuẩn bị kiểm tra kết thúc mô – đun đã học và học mô – đun, tín chỉ, kỳ học hoặc đợt học tiếp theo.

Đánh giá kết quả đào tạo sơ cấp nghề

Đánh giá kết quả học tập trong đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện theo cách thức kết hợp chấm điểm kiểm tra đánh giá quá trình học và kiểm tra kết thúc từng mô – đun. Điểm mô – đun, tín chỉ bao gồm điểm kiểm tra đánh giá quá trình học (bao gồm điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên và điểm kiểm tra đánh giá định kỳ) và điểm kiểm tra kết thúc mô – đun, tín chỉ.

Điểm đánh giá kết quả học tập của học sinh theo thang điểm 10 (từ 1 đến 10), có tính đến hàng thập phân 1 con số.

Kết quả học tập được đánh giá theo số mô – đun, tín chỉ được tích lũy. Người học học hết chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nếu tích lũy đủ số mô – đun, tín chỉ theo quy định, có đủ điều kiện thì được người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp cấp chứng chỉ sơ cấp. Những mô – đun, tín chỉ đã tích lũy được công nhận và không phải học lại khi học các chương trình đào tạo khác hoặc được bảo lưu để học liên thông lên trình độ cao hơn.

Quy định về chứng chỉ sơ cấp nghề

Đối tượng cần chứng chỉ sơ cấp nghề

Là những người có nhu cầu muốn đi làm luôn thay vì phải trải qua con đường học vấn mất nhiều thời gian và tiền của. Có những bạn hoàn cảnh thực sự khó khăn không có tiền để tiếp tục đi học nên bỏ học và theo học lớp sơ cấp nghề để đi làm.

Những bạn không thích bộ môn lý thuyết nhàm chán và muốn học những bài học thực hành để đi làm luôn. Hay có những người đang đi làm ở một lĩnh vực nghề nghiệp nào đó muốn chuyển sang một nghề khác nhưng chưa biết cách làm việc. Nói chung thì là tất cả những người có nhu cầu muốn học các lớp sơ cấp nghề và muốn có được chứng chỉ để đi làm.

Điều kiện để được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề

Muốn được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề thì người học trình độ sơ cấp cần phải tuân thủ đầy đủ những yêu cầu liên quan đến khối lượng kiến thức tích lũy. Bên cạnh đó phải đạt được năng lực nhất định được thể hiện chi tiết tại điều 4 và điều 5 trong Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH và Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH sửa đổi bổ sung.

Không chỉ phải đạt được những yêu cầu về khối lượng kiến thức và năng lực của chương trình đào tạo sơ cấp. Người học sẽ phải trải qua những bài kiểm tra và thi kết thúc chương trình đào tạo. Các cơ sở đào tạo sơ cấp sẽ phải tuân thủ đầy đủ và nghiêm ngặt trong việc hoàn tất chương trình đào tạo cho học viên. Điều này được thể hiện trong điều 24, 25 và 26 tại Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH.

Chương trình đào tạo sơ cấp để được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề

Về nội dung và cấu trúc của chương trình đào tạo sơ cấp được tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy định tại các văn bản pháp luật đưa ra. Cụ thể là tại điều 6 và điều 7 trong Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH thể hiện hết những vấn đề liên quan đến chương trình đào tạo sơ cấp.

Tiếp đến là thời gian hoạt động và tổ chức đào tạo tại các cơ sở đào tạo trình độ cơ cấp tuân thủ nghiêm ngặt theo điều 17, 18 và 19 của Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH.

Về cách đánh giá và công nhận kết quả học tập sẽ được tuân thủ đủ các yêu cầu trong điều 23 của Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Quy chế đào tạo sơ cấp nghề“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến làm lại giấy khai sinh đổi tên đệm; xin đổi tên trong giấy khai sinh; xin phép bay flycam; đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; tạm ngừng kinh doanh; thành lập công ty…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện nào để yêu cầu thay đổi quy chế đào tạo sơ cấp nghề?

Người học phải có đơn đề nghị thay đổi cơ sở đào tạo kèm theo hồ sơ xin theo quy định của cơ sở đào tạo sơ cấp nơi đến;
Cơ sở đào tạo sơ cấp, nơi người học sẽ chuyển đến có nghề đào tạo mà người học đang học;
Người học không đang trong thời gian bị kỷ luật hoặc thời gian bị xem xét kỷ luật;
Được sự đồng ý của cả hai cơ sở đào tạo sơ cấp nơi chuyển đi và nơi đến.

Đối tượng tuyển sinh theo quy định quy chế đào tạo sơ cấp nghề là gì?

Đối tượng tuyển sinh là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Đối với các ngành, nghề đặc thù trong danh mục do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được tuyển sinh đối với người dưới 15 tuổi.

Tiêu chuẩn bắt buộc nào của hội thẩm định trong quy chế đào tạo sơ cấp nghề?

Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng thẩm định chương trình:
– Có trình độ cao đẳng trở lên;
– Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực của nghề cần thẩm định.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.