Quay lén người khác có chế tài xử phạt như thế nào?

31/12/2021
Quay lén người khác có chế tài xử phạt như thế nào? Quyền cá nhân đối với hình ảnh là gì? Thế nào là xúc phạm danh dự, nhân phẩm?
1410
Views

Thời gian vừa qua đã xuất hiện rất nhiều vụ việc liên quan đến chia sẻ hình ảnh, video có tính chất xâm phạm đến đời tư cá nhân của người khác gây xôn xao trong dư luận. Những hình ảnh, video đó đều xuất phát từ hành vi quay lén. Vậy quay lén người khác có chế tài xử phạt như thế nào? Để giải đáp thắc mắc cho bạn, Luật sư 247 mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Bộ Luật Dân sự năm 2015

Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012

Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện

Quay lén là gì?

Hiện nay, pháp luật chưa có định nghĩa cụ thể về hành vi quay lén. Tuy nhiên, dựa trên thực tiễn, có thể hiểu:

Hành vi quay lén là một người sử dụng một hoặc nhiều phương tiện (camera, máy điện thoại, máy quay…) có công dụng ghi hình để quay một người khác khi chưa được sự cho phép của người bị quay.

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh là gì?

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh là một trong những quyền nhân thân được pháp luật bảo vệ và cụ thể hóa tại Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015:

“Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, theo Bộ luật Dân sự 2015, việc một cá nhân hay tổ chức bất kỳ sử dụng hình ảnh của người khác cho mục đích nào đó (không phân biệt thương mại hay phi thương mại) mà chưa được phép của người có quyền cá nhân đối với hình ảnh đó thì được xem là hành vi vi phạm pháp luật

Quay lén người khác có chế tài xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 38 Bộ Luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.

Theo đó, mọi hành vi nhằm thu thập, lưu trữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bó mật cá nhân phải được sự đồng ý của người đó.

Do đó, hành vi quay lén người khác đã xâm phạm đến quyền về đời sống riêng tư và bí mật cá nhân của người khác.

Tùy thuộc vào mục đích, mức độ của hành vi, người có hành vi quay lén có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.

Xử lý hành chính đối với hành vi quay lén

Theo quy định tại điểm e Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, người có hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Trách nhiệm hình sự đối với hành vi quay lén

Để xem xét về trách nhiệm hình sự đối với hành vi quay lén người khác, cần căn cứ vào mục đích, tính chất, mức độ của hành vi.

Nếu người có hành vi sử dụng hình ảnh, thông tin đã quay lén của người khác với mục đích làm nhục, xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự, làm giảm uy tín của cá nhân thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Thông thường, người có hành vi quay lén hình ảnh, video mang tính chất đời tư cá nhân và phát tán thì sẽ được coi là xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

Theo đó, hình phạt được áp dụng sẽ là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù lên đến 02 năm.

Nếu người có hành vi quay lén người khác, sau đó tàng trữ, lưu hành, trao đổi, vận chuyển, mua bán nhằm phổ biến hình ảnh, video quay lén với nội dung nhạy cảm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đổi trụy theo quy định tại Điều 326 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Hình phạt đối với tội này bao gồm phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, trong đó, mức phạt tù cao nhất lên đến 15 năm.

Hành vi quay lén người khác vi phạm nghiêm trọng đến quyền về đời sống riêng tư và bí mật cá nhân. Vì vậy, bất kì ai có hành vi này đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm theo quy định của pháp luật

Danh dự, nhân phẩm là những giá trị gắn với nhân thân của một người và được pháp luật bảo vệ.

Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Thế nào là xúc phạm danh dự, nhân phẩm?

Hiện nay pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể thế nào là xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Tuy nhiên, có thể hiểu:

Xúc phạm danh dự nhân phẩm là dùng những lời lẽ thô bỉ, tục tĩu đế nhục mạ nhằm hạ uy tín gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm cho người khác.

Xử phạt hành chính khi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác

Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị phạt hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi như có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

Trường hợp bạn có hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân, bạn sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP.

Nếu có hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm người khác nếu gây ra thiệt hại về vật chất, tinh thần thì sẽ phải bồi thường theo quy định tại Điều 592 Bộ luật dân sự năm 2015, bao gồm:

  • Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
  • Thiệt hại khác do pháp luật quy định.

Ngoài ra, còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là quan điểm của Luật sư 247 về vấn đề “”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Tội vu khống theo quy định pháp luật bị xử phạt như thế nào?

Đối với tội vu khống, tại Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định:
“Điều 156. Tội vu khống
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: …”

Bí mật đời tư cá nhân được hiểu như thế nào?

Bí mật đời tư của cá nhân được hiểu là những gì thuộc về đời sống riêng tư của cá nhân (thông tin, tư liệu …) được giữ kín, không công khai, không tiết lộ ra.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.