Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc như sau. Hôm vừa rồi tôi có đi otô vào đường hầm. Tuy nhiên tôi lại quên bật đèn và đã nhận được thông báo xử phạt với mức là 1.200.000 đồng. Tôi muốn hỏi xử phạt như vậy có đúng với quy định của pháp luật không? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư 247. Tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “ Qua hầm không bật đèn phạt bao nhiêu” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Qua hầm không bật đèn phạt bao nhiêu?
Nếu người điều khiển giao thông vi phạm về bật đèn chiếu sáng trong hầm đường bộ. Thì mức xử phạt đối người điều khiển giao thông không bật đèn trong hầm đường bộ được quy định tại điểm r khoản 3 và điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
…
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
o) Lùi xe ở đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;
p) Không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường;
q) Chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy;
r) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần;
…
Theo đó, nếu điều khiển xe ô tô mà không bật đèn chiếu sáng trong hầm đường bộ. Thì sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Như vậy, hành vi xử phạt vi phạm không bật đèn chiếu sáng trong hầm là sai.
Người điều khiển giao thông tham gia giao thông cần phải đảm bảo điều kiện gì?
Căn cứ quy định tại Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008. Thì người điều khiển giao thông tham gia giao thông cần phải đảm bảo điều kiện như sau:
“Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.”
Thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông của Cảnh sát giao thông
Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 400 ngàn đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.
Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 1,2 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 1,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.
Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 2 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 2,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền 2 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 2,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 8 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền 8 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và e Khoản 1 Điều 4 Nghị định 100.
Giám đốc Công an cấp tỉnh
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 37,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn. Hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 37,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và e Khoản 1 Điều 4 Nghị định 100.
Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 40 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 75 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn. Hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và e Khoản 1 Điều 4 Nghị định 100.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề. “ Qua hầm không bật đèn phạt bao nhiêu “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên. Nhằm để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, sổ xác nhận tình trạng hôn nhân…. của luật sư X. Hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Con ngoài giá thú có được mang họ cha không
- Sinh con ngoài giá thú có bị kỷ luật không
- Hồ sơ đăng ký BHXH lần đầu 2022
- Cách đăng ký bảo hiểm xã hội qua mạng
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Thì người điều khiển giao thông phải bật đèn trong giao thông hầm đường bộ. Theo quy định thì khi chạy xe trong hầm đường bộ người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn, đối với xe thô sơ phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu.
Nếu điều khiển xe ô tô mà không bật đèn chiếu sáng trong hầm đường bộ thì sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra còn phải áp dụng hình phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.
Theo pháp luật hiện hành, thời gian quy định bật đèn xe vào ban đêm là khoảng thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau. Trong thời gian này, nếu bạn không bật đèn xe thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.