Phụ cấp trách nhiệm có tính thuế TNCN không?

06/06/2022
Phụ cấp trách nhiệm cho người lao động có tính thuế TNCN
1034
Views

Doanh nghiệp có rất nhiều khoản phụ cấp cho người lao động nhưng không phải khoản phụ cấp nào cũng tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Vậy Phụ cấp trách nhiệm cho người lao động có tính thuế TNCN không? Sau đây hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Phụ cấp trách nhiệm cho người lao động có tính thuế TNCN” qua bài viết sau đây nhé!

Phụ cấp trách nhiệm là gì?

Phụ cấp trách nhiệm là khoản hỗ trợ nhằm bù đắp cho người lao động mà vừa phải thực hiện công việc sản xuất/công tác chuyên môn, nghiệp vụ mà lại phải kiêm nhiệm công tác về quản lý mà không thuộc chức vụ lãnh đạo hoặc các công việc yêu cầu người lao động phải có trách nhiệm cao nhưng trong mức lương chưa được xác định.

Do bản chất khoản tiền này được xuất phát từ số tiền từ người sử dụng lao động hỗ trợ để bù đắp về điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt,… mà trong mức lương chưa tính đến hoặc tính nhưng chưa đủ. Cho nên, phụ cấp trách nhiệm được coi là phụ cấp mà không phải là khoản trợ cấp.

Phụ cấp trách nhiệm có tính thuế TNCN không?

Thông tư 111/2013/TT-BTC tại Điều 2, Khoản 2 quy định thu nhập từ tiền lương tiền công như sau:

“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:

b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

b.2) Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.

b.3) Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.

b.4) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.

b.5) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.

b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.

b.7) Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.

b.8) Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.

b.9) Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

b.10) Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.

b.11) Phụ cấp đặc thù ngành nghề.”

Như vậy:

– Khoản phụ cấp trách  nhiệm cho người lao động là một khoản có tính chất tiền lương và có tính chất tiền lương.

– Khoản phụ cấp trách nhiệm không nằm trong các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế nên khoản phụ cấp trách nhiệm sẽ chịu thuế thu nhập cá nhân.

Phụ cấp trách nhiệm cho người lao động có tính thuế TNCN
Phụ cấp trách nhiệm cho người lao động có tính thuế TNCN

Điểm mới Phụ cấp trách nhiệm cho người lao động năm 2015

Khoản phụ cấp trách nhiệm cũng sẽ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu thỏa mãn các điều kiện tại Thông tư 96/2015/TT-BTC, tại Điều 4 sửa đổi, bổ sung Thông tư 78/2014/TT-BTC như sau:

2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

…..

b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

Như vậy: Khoản phụ cấp trách nhiệm của người lao động được tính vào chi phí được trừ nếu khoản chi đó thỏa mãn các điều kiện sau

– Khoản chi đó để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

– Khoản phụ cấp trách nhiệm phải ghi rõ điều kiện được hưởng, mức hưởng tại một trong các chứng từ sau:

+ Hợp đồng lao động.

+ Thỏa ước lao động tập thể.

+ Quy chế tài chính của công ty.

Kết luận:

– Khoản phụ cấp trách nhiệm cho người lao động được tính vào chi phí được trừ nếu khoản phụ cấp đó thực tế chi trả và có quy định mức hưởng và điều kiện hưởng tại các hồ sơ tài chính của doanh nghiệp.

– Khoản phụ cấp trách nhiệm phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN trước khi tính thuế TNCN của người lao động.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp

Phụ cấp trách nhiệm là một khoản có tính chất tiền lương, tiền công. Nên thuế thu nhập cá nhân với phụ cấp trách nhiệm được tính trên thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp=(Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân – Các khoản giảm trừ)xThuế suất

Trong đó:

Thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân=Tổng thu nhậpCác khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân

Các khoản thu nhập được miễn thuế là thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của pháp luật.

Các khoản giảm trừ bao gồm:

  • Các khoản giảm trừ gia cảnh: Đối với người nộp thuế: 11 triệu đồng/tháng, 132 triệu đồng/năm. Đối với người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng/người/tháng;
  • Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện;
  • Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Phụ cấp trách nhiệm cho người lao động có tính thuế TNCN”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục khai tử, mẫu trích lục bản án ly hôn, cấp bản sao trích lục hộ tịch, xin giấy phép bay flycam, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, đơn xin tạm ngừng kinh doanh, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Phạm vi áp dụng phụ cấp trách nhiệm như thế nào?

Phụ cấp trách nhiệm công việc áp dụng đối với cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
Do tính chất, đặc điểm của nghề hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý nhưng không thuộc chức danh lãnh đạo do bầu cử và do bổ nhiệm (không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo).

Điều kiện để Phụ cấp trách nhiệm cho người lao động tính thuế TNCN là gì?

– Khoản chi đó để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
– Khoản phụ cấp trách nhiệm phải ghi rõ điều kiện được hưởng, mức hưởng tại một trong các chứng từ sau:
+ Hợp đồng lao động.
+ Thỏa ước lao động tập thể.
+ Quy chế tài chính của công ty.

Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp trách nhiệm từ đâu?

Các đối tượng thuộc cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, phụ cấp trách nhiệm công việc do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị;
Các đối tượng thuộc cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đối tượng thuộc các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính, phụ cấp trách nhiệm công việc do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.