Pháp luật quy định trường hợp nào không được ủy quyền để giao kết HĐLĐ?

27/09/2022
Pháp luật quy định trường hợp nào không được ủy quyền để giao kết HĐLĐ?
420
Views

Trong cuộc sống xã hội thường ngày, khi tham gia giao kết các hợp đồng dân sự, thương mại hay lao động… cần phải có sự tham gia của các bên liên quan đến giao dịch. Tuy nhiên, vì lý do khách quan mà người có quyền lợi liên quan trực tiếp không thể thực hiện giao dịch, do đó pháp luật cho phép có thể ủy quyền cho một bên khác. Vậy pháp luật quy định trường hợp nào không được ủy quyền để giao kết HĐLĐ? Ủy quyền ký hợp đồng lao động như thế nào là hợp lệ? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động 2019

Có được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không?

Căn cứ theo quy đinh tại Khoản 18, Bộ luật Lao động 2019 về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động, cụ thể như sau:

1. Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.

….

5. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động.”

Như vậy, với quy định pháp luật nêu trên Người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên vẫn có trường hợp mà người lao động có thể ủy quyền cho một người trong nhóm người lao động đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng, tuy nhiên cần lưu ý rằng phải là nhóm người lao động 18 tuổi trở lên và trong hợp đồng lao động phải ghi rõ người được uy  quyền, người ủy quyền.

Trường hợp nào không được ủy quyền để giao kết HĐLĐ?

Theo quy định pháp luật đã phân tích tại nội dung trên: Người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên vẫn có trường hợp mà người lao động có thể ủy quyền cho một người trong nhóm người lao động đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng, cần lưu ý rằng phải là nhóm người lao động 18 tuổi trở lên và trong hợp đồng lao động phải ghi rõ người được uy  quyền, người ủy quyền.

Theo quy định đó, chỉ những trường hợp trên được uỷ quyền gia kết hợp đồng lao động ( uỷ quyền một người trong nhóm người lao động đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng), còn lại người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng

Ủy quyền ký hợp đồng lao động như thế nào là hợp lệ?

Theo quy định pháp luật đã phân tích tại nội dung trên thấy rằng pháp luật không cấm việc ủy quyền để ký hợp đồng lao động.

Theo quy định, đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng. Việc ủy quyền giao kết hợp đồng lao động cho một người lao động trong nhóm phải được lập thành văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người. Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng lao động.

Pháp luật quy định trường hợp nào không được ủy quyền để giao kết HĐLĐ?
Pháp luật quy định trường hợp nào không được ủy quyền để giao kết HĐLĐ?

Việc quy định cho phép được ủy quyền ký kết hợp đồng lao động phải phù hợp với tình hình thực tế, giúp các bên có thể giải quyết mọi việc một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian công sức của các bên.

Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

Thứ nhất, nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

Nguyên tắc này là một trong những nguyên tắc cơ bản, đặc thù của quan hệ hợp đồng lao động. Khác với giao dịch dân sự, thương mại, kinh doanh, hợp đồng lao động thường được thực hiện trong thời gian dài, giữa hai chủ thể có mối quan hệ mật thiết gắn bó về quyền lợi với nhau, theo đó yếu tố thiện chí, hợp tác là rất quan trọng, khác với sự mua đứt bán đoạn trong giao dịch dân sự, kinh doanh thương mại. Đây là nguyên tắc ban đầu, là tiền đề có tính nguyên tắc pháp lý để giải quyết các vấn đề xảy ra trong quan hệ lao động.

Thứ hai, nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Các thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng lao động không được trái với quy định của pháp luật; có nghĩa là chúng không được thấp hơn những quy định tối thiểu và không được cao hơn những quy định tối đa. Điều này thể hiện “là sự tôn trọng cái riêng tư, cá nhân của các bên trong quan hệ tức quyền có tham gia quan hệ hay không, tham gia trong bao lâu, với ai và nội dung quan hệ bao gồm những quyền và nghĩa vụ gì do các chủ thể hoàn toàn quyết định.

Các thỏa thuận trong hợp đồng lao động không được trái với thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội, những quyền lợi của người lao động trong hợp đồng lao động không được thấp hơn mức thỏa thuận trong thỏa ước lao động tập thể. “Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể. Thỏa ước tập thể gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do chính phủ quy định”.

Vì vậy khi tham gia quan hệ lao động nội dung của hợp đồng không được trái với những quy định của thỏa ước lao động và đạo đức xã hội cụ thể. Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tập thể lao động trong quan hệ lao động.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về “Pháp luật quy định trường hợp nào không được ủy quyền để giao kết HĐLĐ? Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về hợp đồng lao động và có thể giúp bạn áp dụng vào cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất hay thủ tục mua giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư 247, tel: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Các hình thức của hợp đồng lao động hiện nay?

Bộ luật lao động 2019 quy định các hình thức của HĐLĐ bao gồm:
HĐLĐ bằng văn bản;
HĐLĐ bằng lời nói;
HĐLĐ được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu.
Theo quy định tại điều 14 Bộ luật lao động 2019, HĐLĐ  phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản; NLĐ giữ 01 bản; NSDLĐ động giữ 01 bản; trừ một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Có những loại hợp đồng lao động nào hiện nay?

Theo pháp luật hiện hành, có hai loại hợp đồng lao động:
HĐLĐ không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn; thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
HĐLĐ xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn; thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Pháp luật quy định về hợp đồng lao động như thế nào?

Căn cứ Khoản 1 Điều 13 Bộ luật lao động 2019 thì “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động“.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.