Mua tài sản không rõ nguồn gốc hoặc do người khác trộm cắp, cướp giật có phải là hành vi trái pháp luật không? Hành vi đó sẽ bị xử lý như thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi mua tài sản do người khác phạm tội mà có không? Quy định pháp luật tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có? Đây là vấn đề thắc mắc mà nhiều người quan tâm, Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nội dung trên
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo quy định pháp luật
Theo điều 323, Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như sau:
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, đối với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thì mức phạt tù cao nhất lên đến 15 năm.
Bên cạnh hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Có thể thấy, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới xã hội.
Do vậy, hình phạt của tội danh này khá nghiêm khắc, đặc biệt là những trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, giá trị tài sản phạm tội lớn.
Tuy nhiên, việc quyết định hình phạt còn phải cân nhắc vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, mà còn xét cả về nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Cấu thành tội phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
Để xác định một người có phạm tội này hay không thì cần phải xem xét có đủ 4 dấu hiệu cấu thành tội phạm thuộc Điều 323 bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan
Khoản 1 Điều 323 quy định như sau:
1.Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có…
Căn cứ để xác định người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do ngưòi khác phạm tội mà có phải “do phạm tội mà có” chứ không phải căn cứ vào giá trị tài sản mà họ chứa chấp, tiêu thụ.
Nếu người có được tài sản đó nhưng không phải là do phạm tội mà do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác mà có, hoặc có hành vi của người có tài sản đó thiếu một trong các yếu tố cấu thành tội phạm thì chưa gọi là tài sản do phạm tội mà có.
- Hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có: Là việc một cá nhân biết rõ đây là tài sản có được từ việc phạm tội nhưng cầm, giữ, che giấu tài sản do người khác phạm tội mà có
- Hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có: Là việc một cá nhân biết rõ đây là tài sản có được từ việc phạm tội nhưng vẫn mua để sử dụng hoặc vào mục đích mua bán khác để tiêu thụ tài sản này cho người phạm tội.
Như vậy, tại Điều 323 bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 20117 quy định hai hành vi cụ thể, đó cũng là hai tội cụ thể.
Hành vi phạm tội phải đáp ứng được các điều kiện sau:
- Không có sự hứa hẹn trước với người giao tài sản là sẽ chứa chấp hoặc sẽ tiêu thụ tài sản của ngưòi đó;
- Khi nhận tài sản hoặc tiêu thụ tài sản thì mới biết rõ là do người giao tài sản phạm tội mà có được tài sản đó.
Hậu quả
Xâm hại đến quyền sở hữu tài sản của người bị hại. Gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý và truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tội phạm được thể hiện ở hành vi không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản mà biết rõ là do người khác phạm tội mà có.
+ Hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có: Là do người khác để nhờ, cất giấu tài sản do phạm tội mà có ở nhà mình hoặc nơi mình ở,…
+ Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là: Chuyển đổi những tài sản đó, mua bán, trao đổi bằng hiện vật những tài sản đó.
Tài sản nói trong điều luật là những tài sản có được do hoạt động phạm tội mà có do như cướp, trộm, lừa đảo, tham ô,…mà có. Như vậy người phạm tội không tham gia vào hoạt động phạm tội mà chỉ chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này cần phải chú ý hai vấn đề sau:
+ Người có hành vi chứa chấp tiêu thụ không có sự hứa hẹn, bàn bạc, thỏa thuận, trước với người có tài sản phạm pháp.
+ Người chứa chấp tiêu thụ biết rõ tài sản này là tài sản có được do hoạt động phạm tội nhưng không biết tội phạm đó xảy ra ở đâu, khi nào.
– Đây là cơ sở giúp chúng ta phân biệt có hay không có đồng phạm với những tội phạm khác.
Thực tiễn trong công tác xét xử cho thấy trường hợp người có hành vi thường xuyên chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, trở thành cơ sở thường xuyên cung cấp tiền của, lương thực,…cho bọn tội phạm và tạo các điều kiện khác để bọn tội phạm hoạt động hoặc khích lệ, cổ vũ bọn tội phạm hoạt động thì cũng bị coi là đồng phạm với vai trò là người giúp sức.
Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi
Lỗi của người phạm tội trong tội này là lỗi cố ý trực tiếp: Tức là người phạm tội biết rõ tài sản mà họ chứa chấp, tiêu thụ là tài sản do người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội mà có.
Mặc dù biết rõ nhưng vẫn thực hiện các hành vi chứa chấp, tiêu thụ.
Mục đích
Mục đích không phải yếu tố bắt buộc khi xác định có phạm tội này hay không.
Khách thể của tội phạm
Hành vi nêu trên xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội, đồng thời gián tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Phân biệt tội danh: Trộm cắp, Cướp và Cướp giật tài sản
- Quy định của pháp luật về tội cướp tài sản mới nhất
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về “Quy định pháp luật tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có“. Nếu có thắc mắc gì thì xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Tuy có cùng hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản như tội cướp giật tài sản; nhưng người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản chỉ lợi dụng tình trạng người quản lý tài sản không có khả năng ngăn cản để công khai chiếm đoạt tài sản của họ.
Khách thể của tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản cũng tương tự như các tội xâm phạm sở hữu khác.
Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản cũng không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu và khác với các tội có tính chất chiếm đoạt là người phạm tội không chiếm đoạt tài sản mà chỉ làm mất, làm hỏng tài sản.