Phạm nhân trong tù có được tham gia bảo hiểm xã hội không?

28/09/2022
Phạm nhân trong tù có được tham gia bảo hiểm xã hội không?
373
Views

Xin chào Luật sư 247. Em trai của em mới bị vào tù do vi phạm pháp luật. Trước đó, em của em có tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, em có thắc mắc rằng phạm nhân trong tù có được tham gia bảo hiểm xã hội không? Phạm nhân có được ủy quyền cho người nhà làm thủ tục cho mình tham gia bảo hiểm xã hội hay không? Mong được Luật sư giải đáp, em xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Phạm nhân trong tù có được tham gia bảo hiểm xã hội không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự 2019 thì phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.

Tại khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.”

Đồng thời tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH có quy định:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bao gồm:

h) Người tham gia khác.

Các đối tượng quy định trên sau đây gọi chung là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.”

Theo quy định trên, điều kiện để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Phạm nhân trong tù có được tham gia bảo hiểm xã hội không?
Phạm nhân trong tù có được tham gia bảo hiểm xã hội không?

Cùng với đó, Khoản 1 Điều 27 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về quyền của phạm nhân như sau:

1. Phạm nhân có các quyền sau đây:

a) Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân;

b) Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế theo quy định; gửi, nhận thư, nhận quà, tiền; đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án;

c) Được tham gia hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ;

d) Được lao động, học tập, học nghề;

đ) Được gặp, liên lạc với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; đối với phạm nhân là người nước ngoài được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;

e) Được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật;

g) Được bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

h) Được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;

i) Được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật;

k) Được khen thưởng khi có thành tích trong quá trình chấp hành án.

Như vậy, phạm nhân được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và hưởng các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Phạm nhân có được ủy quyền cho người nhà làm thủ tục cho mình tham gia bảo hiểm xã hội hay không?

Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 27 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:

“Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân

1. Phạm nhân có các quyền sau đây:

a) Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân;

b) Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế theo quy định; gửi, nhận thư, nhận quà, tiền; đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án;

c) Được tham gia hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ;

d) Được lao động, học tập, học nghề;

đ) Được gặp, liên lạc với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; đối với phạm nhân là người nước ngoài được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;

e) Được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật;

…”

Tại Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng uỷ quyền, cụ thể như sau:

“Điều 562. Hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Theo đó, phạm nhân được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật.

Như vậy, phạm nhân được ủy quyền cho người nhà làm thủ tục cho mình tham gia bảo hiểm xã hội.

Phạm nhân có nghĩa vụ như thế nào?

Theo Khoản 2 Điều 27 Luật Thi hành án hình sự 2019 có quy định như sau:

2. Phạm nhân có các nghĩa vụ sau đây:

a) Chấp hành bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự trong quá trình thi hành án hình sự và các quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ phạm nhân, các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án;

c) Chấp hành yêu cầu, mệnh lệnh, hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ phạm nhân;

d) Lao động, học tập, học nghề theo quy định;

đ) Phạm nhân làm hư hỏng, làm mất hoặc hủy hoại tài sản của người khác thì phải bồi thường.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Phạm nhân trong tù có được tham gia bảo hiểm xã hội không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247 về Thủ tục tặng cho nhà đất, biểu phí công chứng khi thực hiện thủ tục tặng cho nhà đất hay thủ tục tặng cho nhà đất giữa anh chị em với nhau năm 2022… của Luật sư 247. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Có những loại bảo hiểm xã hội nào?

Bảo hiểm xã hội bao gồm 02 loại, cụ thể là:
• BHXH bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
• BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Các chế độ của bảo hiểm xã hội hiện nay như thế nào?

Căn cứ pháp lý tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 chế độ bảo hiểm gồm:
• BHXH bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử Tuất.
• Người lao động tham gia BHXH bắt buộc được giải quyết các chế độ ốm đau; thai sản; hưu trí; tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.
• BHXH tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất

Pháp luật quy định đĐối tượng nào không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP :
Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng, là người giúp việc gia đình và người lao động mà đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hằng tháng dưới đây thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
a) Người đang hưởng lương hưu hằng tháng;
b) Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23.1.1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26.7.1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn;
c) Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
d) Người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 4.8.2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng (Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg);

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.