Tình trạng ùn tắc giao thông ngày một kéo dài dẫn đến nỗi lo lắng muộn giờ học, giờ làm, từ đó tình trạng vượt đèn giao thông xảy ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải tài xế nào cũng lắm rõ các quy định và mức xử phạt về lỗi vượt đèn giao thông này. Tại bài viết dưới đây Luật sư 247 sẽ trả lời câu hỏi ôtô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu? Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Quy định về lỗi vượt đèn đỏ của ô tô.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 9 Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì:
Điều 9. Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
Như vậy, người tham gia giao thông khi điều khiển phương tiện lưu thông trên các tuyến đường phải nghiêm túc chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, cụ thể là đèn tín hiệu giao thông.
Hơn nữa, tại điểm a Khoản 5 Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP và có hiệu lực từ ngày 1/1/2022) cũng nêu rõ người điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị xử phạt nếu như: “Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông”. Vì vậy, trong trường hợp vượt đè đỏ sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.
Ôtô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu theo quy định
Theo quy định tại điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được SĐBS bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP và có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 thì mức xử phạt lỗi vượt đèn đỏ của ô tô đã có sự thay đổi, cụ thể như sau:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;”
Như vậy, mức phạt tiền của lỗi vượt đèn đỏ theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP mới này đối với xe ô tô sẽ là từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, tăng cao hơn so với quy định cũ tại Nghị định 100 là chỉ bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Không chỉ vậy, ngoài việc bị phạt tiền thì người điều khiển phương tiện ô tô vượt đèn đỏ còn bị áp dụng các hình phạt bổ sung theo quy định tại điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Như vậy, lỗi vượt đèn đỏ đối với xe ô tô sẽ bị xử phạt tiền và còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Cách tính mức tiền phạt lỗi vượt đèn đỏ như thế nào?
Điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP đã chỉ rõ các xác định mức phạt tiền cụ thể cho một hành vi vi phạm hành chính như sau:
b) Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt.
Theo đó, mức tiền phạt cụ thể sẽ được tính theo công thức:
Mức phạt cụ thể = (Mức phạt tối đa + Mức phạt tối thiểu) : 2
Ví dụ: Với khung phạt tiền từ 800.000 đồng – 01 triệu đồng, mức phạt vượt đèn đỏ đối với người điều khiển xe máy thông thường bằng:
(800.000 + 1.000.000) : 2 = 900.000 đồng.
Lưu ý:
– Nếu từ 02 tình tiết giảm nhẹ: Người vi phạm nộp phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt.
Tình tiết giảm nhẹ có thể kể đến như: Đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;…
– Nếu từ 02 tình tiết tăng nặng: Người vi phạm nộp phạt ở mức tối đa của khung tiền phạt.
Tình tiết tăng nặng có thể kể đến như: Vi phạm nhiều lần; tái phạm; lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ;…
Các loại phương tiện giao thông nào được ưu tiên nhường đường?
Theo quy định tại Điều 22 Luật giao thông đường bộ 2008 thì các loại phương tiện giao thông được ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự như sau:
“Điều 22. Quyền ưu tiên của một số loại xe
1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:
a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
đ) Đoàn xe tang.
2. Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.
3. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.”
Theo đó, thứ tự các xe ưu tiên là: Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu; Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; Đoàn xe tang.
Các xe nói trên khi đi làm nhiệm vụ (trừ đoàn xe tang) phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Ôtô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền theo quy định năm 2022“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Hợp thức hóa lãnh sự, Tra cứu mã số thuế cá nhân, thủ tục giải thể công ty, Xác nhận độc thân, Thành lập công ty… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì hiện nay, hành vi xe ô tô không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ không bị phạt vi phạm hành chính theo hình thức phạt tiền.
Đối với các phương tiện giao thông khác như xe máy, xe máy điện, các loại xe hai bánh tương tự khác mức phạt được quy định tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung điểm e Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019 như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;”
Ngoài việc bị phạt tiền thì các phương tiện này cũng bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019
Đèn vàng là tín hiệu đèn giao thông để chuyển sang đèn đỏ hay còn gọi là thời gian dọn nút giao, để khi xe đi vào nút giao với tốc độ cao gặp tín hiệu chuẩn bị chuyển sang tín hiệu đèn đỏ nếu dừng lại sẽ không an toàn thì tài xế được phép đi tiếp và không bị xử phạt. Trong trường hợp xe đi từ xa với tốc độ chậm dừng lại an toàn thì phải dừng lại.