Nút giao đường ưu tiên là gì?

09/08/2022
Nút giao đường ưu tiên là gì?
887
Views

Hiện nay, thực trạng cho thấy người dân vẫn chưa am hiểu hết luật giao thông đường bộ khi việc vi phạm giao thông ngày càng gia tăng gây ra những hậu quả hết sức thận trọng. Có không ít trường hợp khi lưu thông trên cùng một tuyến đường nhưng không biết khi nào sẽ nhường đường cho phương tiện xe khác. Sau cùng lại thực hiện trái quy định pháp luật về luật giao thông đường bộ.

Hiểu rõ vấn đề đó, Luật sư 247 sẽ chỉ rõ cho các bạn hiểu những quy định pháp luật về quy tắc nhường đường cũng như giải đáp cho câu hỏi Nút giao đường ưu tiên là gì?. Mời các bạn theo dõi đón đọc ngay để thực thi một cách hiệu quả và đúng pháp luật quy định.

Căn cứ pháp lý

Thế nào là đường giao nhau?

Nơi đường giao nhau là nơi 2 hay nhiều đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng gồm cả mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó.

Nơi đường giao nhau không phải là nơi giao với các ngõ, ngách, hẻm hoặc lối ra vào các khu đất lân cận trừ khi được cấp có thẩm quyền quy định là nơi đường giao nhau.

Đường ưu tiên là gì?

Hiện nay, để tạo ra sự thuận lợi cũng như việc giải quyết được các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực giao thông. Pháp luật nước ta đã phê duyệt để hình thành nên các tuyến đường ưu tiên, xe ưu tiên giúp người dân, hoặc các tổ chức có thể kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách như cứu thương, chữa cháy, an ninh, quốc phòng hoặc các vấn đề kịp thời khác…Chính vì vậy, việc hình thành các tuyến đường ưu tiên, xe ưu tiên là điều rất cần thiết.

Đường ưu tiên là đường mà các phương tiện tham gia giao thông đường bộ ở trên đó được các phương tiện giao thông đến từ các hướng khác nhường đường khi đi đến nơi đường giao nhau, trên những đường này sẽ được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.

Bên cạnh đó, làn đường ưu tiên cũng được giải thích như sau:

Làn đường ưu tiên là làn đường mà các phương tiện tham gia giao thông sẽ được các phương tiện khác nhường đường khi cùng tham gia giao thông. Và xe ưu tiên là những phương tiện giao thông đang đi làm có tín hiệu xin ưu tiên. Khi gặp những loại xe này các phương tiện giao thông khác đi di chuyển cùng chiều hoặc ngược chiều đều phải đi dẹp sang 2 bên để nhường đường.

Hiện nay, có các loại xe ưu tiên sau đây:

  • Xe cứu hỏa đang đi làm nhiệm vụ
  • Xe quân sự
  • Xe công an;
  • Xe cứu thương;
  • Xe hộ đê-xe đi làm nhiệm vụ khắc phục thiên tai, dịch bệnh;
  • Đoàn xe tang;

Quy tắc nhường đường tại nơi đường giao nhau?

Theo đó, khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo 3 nguyên tắc sau:

Nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến

Tại đây người tham gia giao thông phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải.

Nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến

Người điều khiển phương tiên phải nhường đường cho xe đi từ bên trái.

Nơi đường giao nhau giữa đường ưu tiên và đường không ưu tiên, đường chính và đường nhánh

Trong đó:

Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.

Đường chính là đường bảo đảm giao thông chủ yêu trong khu vực, có thể hiểu nôm na là những đường to, phục vụ nhu cầu giao thông của khu vực.

Đường nhánh là đường nối vào đường chính.

Khi tham gia giao thông tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên, hoặc giữa đường nhánh và đường chính, xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.

 Nút giao đường ưu tiên là gì?
Nút giao đường ưu tiên là gì?

Mức phạt khi nhường đường không đúng quy định

Đối với xe máy:

Phạt tiền từ 200.000 đồng – 300.000 đồng đối với người điều khiển xe máy không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau (theo điểm e khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);

Hoặc đối với hành vi, không giảm tốc độ hoặc không nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính (điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Ngoài bị phạt tiền, nếu người vi phạm gây tai nạn giao thông sẽ bị tước Giấy phép lái xe máy từ 02 – 04 tháng.

Đối với ô tô:

Theo điểm m, n khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 800.000 đồng – 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm sau:

d) Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;

đ) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

Ngoài ra, còn có thể tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe ô tô từ 02 – 04 tháng đối với người vi phạm gây tai nạn giao thông.Đây là những quy định mới nhất về quy tắc nhường đường tại nơi đường giao nhau, người tham gia giao thông cần biết để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác khi lưu thông trên đường.

Video Luật sư X đề cập đến vấn đề “Nút giao đường ưu tiên là gì?″

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Nút giao đường ưu tiên là gì?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; trích lục hộ khẩu; tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai, mẫu đơn xin trích lục hồ sơ đất đai, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Các trường hợp nhường đường khi tránh nhau quy định như thế nào?

+ Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi;
+ Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc;
+ Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.
+ Xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau không được dùng đèn chiếu xa.

Trường hợp đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt?

+ Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt,phương tiện giao thông đường sắt được quyền ưu tiên đi trước.
+ Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mau đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất; khi đèn tín hiệu đã tắt hoặc tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.

Nếu hai đường cùng thứ tự, giao nhau cùng mức, việc xác định đường nào là đường ưu tiên như thế nào?

Nếu hai đường cùng thứ tự, giao nhau cùng mức, việc xác định đường nào là đường ưu tiên được xem xét lần lượt theo quy định sau:
– Được cấp thẩm quyền quy định là đường ưu tiên;
– Đường có cấp kỹ thuật cao hơn là đường ưu tiên;
– Khi lưu lượng xe khác nhau, đường có lưu lượng xe trung bình ngày đêm lớn hơn thì được coi là đường ưu tiên;
– Khi lưu lượng xe trung bình ngày đêm bằng nhau, đường có nhiều xe ô tô vận tải công cộng lớn hơn thì được ưu tiên;
– Đường nào có mặt đường cấp cao hơn thì được ưu tiên.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.