Nộp đơn xin nghỉ thai sản trước bao nhiêu ngày?

03/06/2022
Nộp đơn xin nghỉ thai sản trước bao nhiêu ngày?
578
Views

Chào Luật sư, đến tháng 07/2022 tôi sẽ mang thai tròn 06 tháng, nhưng do dạo gần đây khi đi khám sức khoẻ thai kỳ bác sĩ nói sức khoẻ tôi dạo này rất yếu và có khả năng ảnh hưởng đến con; nên đã khuyên tôi không nên đi làm mà nên dưỡng thai ở nhà. Chính vì lý do đó nên tôi đã quyết định làm đơn xin nghĩ thai sản. Luật sư có thể cho tôi biết; tôi cần nộp đơn xin nghỉ thai sản trước bao nhiêu ngày? được không ạ. Tôi chân thành cảm ơn Luật sư rất nhiều.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Vì thiên chức cao cả nhất của người phụ nữ chính là được làm mẹ; cho nên pháp luật Việt Nam cũng có những quy định có lợi cho phụ nữ mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi; trong đó có quy định xin nghỉ phép dài hạn dành cho đối tượng đặc biệt này.

Để có thể tìm hiểu về vấn đề nộp đơn xin nghỉ thai sản trước bao nhiêu ngày? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi

Căn cứ pháp lý

Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH

Đối tượng được hưởng chế độ thai sản

Đối tượng được hưởng chế độ thai sản bao gồm:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ; hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
  • Cán bộ, công chức, viên chức;
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

Là lao động nữ mang thai; sinh con; mang thai hộ; người mẹ nhờ mang thai hộ; lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; lao động nữ đặt vòng tránh thai; người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con; thì sẽ được hưởng chế độ thai sản.

Thời gian hưởng chế độ thai sản

Thời gian hưởng chế độ thai sản được Luật BHXH quy định khác nhau tuỳ thuộc vào thời kỳ; mà người có tham gia bảo hiểm xã hội xin nghỉ.

Theo hướng dẫn tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì:

– Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước; và sau khi sinh con theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội; và được hướng dẫn cụ thể như sau:

  • Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh; mà thai chết lưu, nếu lao động nữ đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội; thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ quy định tại Điều 33 của Luật bảo hiểm xã hội tính từ thời điểm thai chết lưu.

Ví dụ: Chị C liên tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được 3 năm, mang thai đến tháng thứ 8; thì nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, một tháng sau khi nghỉ việc; thì thai bị chết lưu. Như vậy, chị C ngoài việc được hưởng chế độ thai sản cho đến khi thai chết lưu, còn được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền nhưng tối đa không quá 50 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

  • Trường hợp lao động nữ nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, sau khi sinh con; mà con bị chết, nếu lao động nữ đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội; thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được hưởng chế độ quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội.

– Trường hợp mẹ chết sau khi sinh con thì cha; hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 4, 5; và 6 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:

  • Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha; hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ.
  • Trường hợp cả cha; và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội; mà mẹ chết sau khi sinh con; thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.
  •  Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2; hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội mà chết thì cha; hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của người mẹ.
  •  Trường hợp cả cha; và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội nhưng người mẹ không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội mà chết; thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.
  • Trường hợp cha; hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng quy định tại điểm b; và điểm d khoản này; mà không nghỉ việc; thì ngoài tiền lương vẫn được hưởng chế độ thai sản. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ.
  •  Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con; hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh; chữa bệnh có thẩm quyền; thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.
  • Đối với trường hợp quy định tại các điểm b, d; và e khoản này; mà người cha đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng; thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

–  Trường hợp lao động nữ mang thai đôi trở lên mà khi sinh nếu có thai bị chết; hoặc chết lưu; thì chế độ thai sản được giải quyết đối với con còn sống. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con của lao động nữ được tính theo số con được sinh ra, bao gồm cả con bị chết; hoặc chết lưu.

  • Trường hợp tất cả các thai đều chết lưu; thì thời gian được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Luật bảo hiểm xã hội đối với từng thai chết lưu; không tính trùng thời gian hưởng.
  • Trường hợp tất cả các thai đều bị chết sau khi sinh; thì thời gian được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội; áp dụng đối với con chết sau cùng.

– Đối với người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 36 của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội; nhưng không nghỉ việc; thì chỉ được hưởng trợ cấp một lần quy định tại Điều 38 của Luật bảo hiểm xã hội.

Nộp đơn xin nghỉ thai sản trước bao nhiêu ngày?
Nộp đơn xin nghỉ thai sản trước bao nhiêu ngày?

Mức hưởng chế độ thai sản

Mức hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội; và được hướng dẫn cụ thể như sau:

  • Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn.
  • Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con; hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con; hoặc nhận nuôi con nuôi; thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con; hoặc nhận nuôi con nuôi.

Ví dụ: Chị C sinh con vào ngày 16/3/2016, có quá trình đóng bảo hiểm xã hội như sau:

+ Từ tháng 10/2015 đến tháng 01/2016 (4 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 5.000.000 đồng/tháng;

+ Từ tháng 02/2016 đến tháng 3/2016 (2 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 6.500.000 đồng/tháng.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị C được tính như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc=(5.000.000 x 4) + (6.500.000 x 2)
6
 =5.500.000 (đồng/tháng)

Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị C là 5.500.000 đồng/tháng.

Ví dụ: Chị D sinh con ngày 13/5/2017 (thuộc trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền), có quá trình đóng bảo hiểm xã hội như sau:

+ Từ tháng 5/2014 đến tháng 4/2016 (24 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 8.500.000 đồng/tháng;

+ Từ tháng 5/2016 đến tháng 8/2016 (4 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 7.000.000 đồng/tháng;

+ Từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017 (8 tháng), nghỉ dưỡng thai, không đóng bảo hiểm xã hội.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị D được tính như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc=(7.000.000 x 4) + (8.500.000 x 2)
6
 =7.500.000 (đồng/tháng)

Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị D là 7.500.000 đồng/tháng.

  •  Đối với trường hợp người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5; và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật bảo hiểm xã hội ngay trong tháng đầu thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội; thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó.

–  Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội được hướng dẫn như sau:

  •  Trường hợp hợp đồng lao động hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản; thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi hợp đồng lao động hết thời hạn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội; thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi hợp đồng lao động hết thời hạn không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
  •  Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con; hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi quy định tại khoản 4 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
  •  Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định; thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con; thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1; hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội nhưng người lao động; và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
  •  Trường hợp người cha; hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ; hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì người lao động; và người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

–  Mức hưởng chế độ thai sản của người lao động không được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh tăng mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng.

– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều này, được ghi theo mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương; thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.

  • Người lao động đang làm nghề; hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh; và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản; thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề; hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

Nộp đơn xin nghỉ thai sản trước bao nhiêu ngày?

Hiện hành, Luật BHXH hiện hành; và các văn bản pháp luật khác có liên quan không có quy định cụ thể về thời hạn báo trước với người lao động xin nghỉ thai sản sớm.

Tuy nhiên để đảm cho việc sắp xếp; bàn giao công việc được diễn ra kịp thời; thuận lợi; bạn có thể nộp đơn xin nghỉ thai sản trước từ 30-45 ngày.

Tải mẫu đơn xin nghỉ thai sản

Mời bạn xem trước mẫu đơn xin nghỉ thai sản; và tải xuống tại đây.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Nộp đơn xin nghỉ thai sản trước bao nhiêu ngày?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh; thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản sinh mổ gồm những gì?

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản thông thường sẽ do người lao động; và người sử dụng lao đông cùng chuẩn bị. Trường hợp người lao động đã nghỉ việc mà muốn hưởng chế độ thai sản thì tự mình chuẩn bị hồ sơ và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH).
Căn cứ Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019; và Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021; riêng phía người lao động cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ hưởng chế độ thai sản như sau:
Tùy trường hợp hưởng chế độ thai sản mà lao động nữ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
Lao động nữ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng:
Hồ sơ gồm bản sao giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
Lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu; hoặc phá thai bệnh lý; thực hiện biện pháp tránh thai:
Trường hợp điều trị nội trú:
Bản sao giấy ra viện;
Trường hợp chuyển tuyến khám; chữa bệnh trong quá trình điều trị: Có thêm bản sao giấy chuyển tuyến; hoặc giấy chuyển viện.
Trường hợp điều trị ngoại trú:
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH;
Hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y; bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

Nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản ở đâu?

Nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản ở đâu? Để được giải quyết hưởng thai sản, người lao động phải nộp hồ sơ cho:
+ Doanh nghiệp nơi người lao động đang làm việc.
+ Cơ quan BHXH: Nếu người lao động đã nghỉ việc. 

Thủ tục để hưởng chế độ thai sản bao gồm những bước nào?

Theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 và Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, thủ tục hưởng chế độ thai sản của người lao động sẽ được thực hiện như sau:
– Bước 1: Nộp hồ sơ.
* Người lao động đang đóng BHXH: Nộp cho doanh nghiệp.
Thời hạn nộp: Không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
Người sử dụng lao động hoàn thiện hồ sơ và nộp cho cơ quan BHXH trong 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ từ người lao động.
* Người lao động đã nghỉ việc: Nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH và xuất trình sổ BHXH nơi cư trú.
– Bước 2: Nhận kết quả giải quyết chế độ thai sản.
– Thời hạn giải quyết:
+ Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ doanh nghiệp.
+ Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động.
– Doanh nghiệp nhận tiền trợ cấp cơ quan BHXH chuyển qua tài khoản của đơn vị để chi trả cho người đăng ký nhận bằng tiền mặt tại doanh nghiệp.
– Người lao động có thể nhận tiền thai sản bằng một trong các hình thức sau:
+ Thông qua doanh nghiệp nơi mình đang làm việc.
+ Thông qua tài khoản cá nhân.
+ Trực tiếp nhận tại cơ quan BHXH nếu doanh nghiệp đã chuyển lại kinh phí cho cơ quan BHXH và trong trường hợp thôi việc trước khi sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi mà không có tài khoản cá nhân;
+ Nhận qua người được ủy quyền hợp pháp để thực thủ tục hưởng chế độ thai sản.

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.