Việc nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn bổ sung cũng phụ thuộc vào quy định của từng tổ chức hoặc quốc gia. Trong trường hợp cần cung cấp thông tin chi tiết hơn về tình hình sử dụng hóa đơn, một báo cáo bổ sung có thể được yêu cầu. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn bổ sung thể hiện những thông tin còn thiếu trong báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đã nộp trước đó. Vậy doanh nghiệp có phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn bổ sung không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định pháp luật về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Có phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn bổ sung?
Giống như sử dụng hóa đơn điện tử báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn bổ sung sẽ cung cấp các thông tin chi tiết hơn về các chỉ số và xu hướng liên quan đến việc sử dụng hóa đơn trong tổ chức, bao gồm các chỉ số kỹ thuật, phân tích chi tiết về các loại hóa đơn, tỷ lệ sử dụng hóa đơn điện tử, và các chỉ số về sai sót. Dưới đây là quy định pháp luật về nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 29 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
1. Hàng quý, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn của cơ quan thuế có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn được nộp theo quý chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh việc sử dụng hóa đơn theo Mẫu số BC26/HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ghi số lượng hóa đơn sử dụng bằng không (= 0), không cần gửi bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ. Trường hợp kỳ trước đã sử dụng hết hóa đơn, đã báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn kỳ trước với số tồn bằng không (0), trong kỳ không mua hóa đơn, không sử dụng hóa đơn thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh không phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.”
Theo như quy định nêu trên thì thời hạn chậm nhất để nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn là ngày cuối cùng của tháng đầu quý tiếp theo của quy phát sinh việc sử dụng hóa đơn.
Theo đó, nếu như Quý 1/2023, doanh nghiệp có sử dụng hóa đơn thì phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của Quý 1 chậm nhất là vào ngày 30/4/2023.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 91/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế
1. Bổ sung Điều 6a như sau:
“Điều 6a. Kết thúc thời hạn
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế, thời hạn cơ quan quản lý thuế giải quyết hồ sơ, thời hạn hiệu lực của quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế và Nghị định này. Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế, thời hạn cơ quan quản lý thuế giải quyết hồ sơ, thời hạn hiệu lực của quyết định cưỡng chế trùng với ngày nghỉ theo quy định thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ đó.”
Theo đó, nếu như ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ bị trùng với ngày nghỉ theo quy định thì thời hạn này sẽ được dời sang ngày làm việc tiếp theo liền kề sao ngày nghỉ đó.
Mà theo quy định pháp luật thì ngày 30/4 là ngày nghỉ lễ, tuy nhiên đối với báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thì đây không phải là hồ sơ khai thuế. Do đó, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn không được gia hạn thời hạn nộp do nghỉ lễ 30/4.
Vì thế, doanh nghiệp mặc dù nghỉ lễ 30/4 nhưng vẫn phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo đúng thời hạn, cụ thể là báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn Quý 1/2023 phải được nộp chậm nhất là vào ngày 30/4/2023.
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn mới nhất hiện nay
Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn là nghĩa vụ của một số cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Do đó, những đối tượng này phải sử dụng mẫu báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đã được pháp luật quy định.
Hiện nay, mẫu báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn được thực hiện theo mẫu số BC26/HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
Có phải bắt buộc mọi doanh nghiệp đều phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn không?
Để xác định được tình hình sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì các đối tượng này phải lập báo cáo và nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn không bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp. Dưới đây là quy định pháp luật về các doanh nghiệp phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
Những doanh nghiệp kinh doanh dù trong lĩnh vực từ mua bán sản phẩm, dịch vụ hành chính, đất đai như chuyển đổi đất ao sang đất thổ cư, chăm sóc khách hàng, đều cần báo cáo tính hình dùng hóa đơn vì có doanh thu.
Căn cứ vào Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1421/QĐ-BTC năm 2022 quy định như sau:
“2. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
2.1. Đối tượng thực hiện báo cáo: Doanh nghiệp, Tổ chức kinh tế, Hộ, cá nhân kinh doanh.
2.2. Cơ quan nhận báo cáo: Cục Thuế/Chi cục Thuế (Nhận qua cổng Thông tin điện tử Tổng cục Thuế)
2.3. Tần suất thực hiện báo cáo: Theo quý
2.4. Văn bản quy định chế độ báo cáo: Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.”
Theo đó, việc báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hằng quý chỉ áp ụng đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn đặt in đã mua của cơ quan thuế theo Điều 29 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ làm hóa đơn điện tử Luật sư 247 với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Có phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn bổ sung? Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý chuyển đổi đất ao sang đất thổ cư. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm
- Những trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Thời gian cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu là bao lâu?
- Sang tên sổ đỏ của người đã mất có di chúc như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định trước đây tại Điều 27 Thông tư 39/2014/TT-BTC thì:
“Điều 27. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Hàng quý, tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ (trừ đối tượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn) có trách nhiệm nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, kể cả trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn Quý I nộp chậm nhất là ngày 30/4; quý II nộp chậm nhất là ngày 30/7, quý III nộp chậm nhất là ngày 30/10 và quý IV nộp chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau (mẫu số 3.9 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn, tại Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ghi số lượng hóa đơn sử dụng bằng không (=0)…”
Nghị định 123/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/7/2022) đã thay đổi các quy định về việc lập Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Theo đó, việc báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn như sau:
“Điều 29. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đặt in đã mua của cơ quan thuế và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ
1. Hàng quý, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn của cơ quan thuế có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn được nộp theo quý chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh việc sử dụng hóa đơn theo Mẫu số BC26/HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ghi số lượng hóa đơn sử dụng bằng không (= 0), không cần gửi bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ. Trường hợp kỳ trước đã sử dụng hết hóa đơn, đã báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn kỳ trước với số tồn bằng không (0), trong kỳ không mua hóa đơn, không sử dụng hóa đơn thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh không phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
2. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ khi chia, tách, sáp nhập, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế.
3. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh chuyển địa điểm kinh doanh đến địa bàn khác địa bàn cơ quan thuế đang quản lý trực tiếp thì phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ với cơ quan thuế nơi chuyển đi.”
Như vậy, trong trường hợp người bán xuất hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC (không thuộc trường hợp mua hóa đơn của cơ quan thuế) thì không cần phải lập Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
Ngoài ra, cần lưu ý:
– Trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn thì người bán nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ghi số lượng hóa đơn sử dụng bằng không (= 0), không cần gửi bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ.
– Trường hợp kỳ trước đã sử dụng hết hóa đơn, đã báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn kỳ trước với số tồn bằng không (0), trong kỳ không mua hóa đơn, không sử dụng hóa đơn thì người bán không phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
Ngày 15/7/2022, Bộ Tài chính đã có Quyết định 1421/QĐ-BTC, theo đó: Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn như sau:
– Đối tượng thực hiện báo cáo: Doanh nghiệp, Tổ chức kinh tế, Hộ, cá nhân kinh doanh.
– Cơ quan nhận báo cáo: Cục Thuế/Chi cục Thuế (Nhận qua cổng Thông tin điện tử Tổng cục Thuế)
– Tần suất thực hiện báo cáo: Theo quý
– Văn bản quy định chế độ báo cáo: Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
Như vậy, có thể thấy, quy định này chỉ áp dụng đối với những trường hợp bắt buộc phải báo cáo theo Điều 29 Nghị định 123 chứ không phải áp dụng đối với hóa đơn điện tử được xuất theo Thông tư 78/2021/TT-BTC.