Nợ ngân hàng không có khả năng chi trả xử lý như thế nào?

10/04/2023
no-ngan-hang-khong-co-kha-nang-chi-tra-xu-ly-nhu-the-nao
565
Views

Chào Luật sư. Hiện nay gia đình anh trai tôi có gặp biến cố lớn khi một năm trước vợ chồng anh ấy có thế chấp sổ đỏ cho ngân hàng với số tiền 500 triệu đồng để lấy vốn kinh doanh. Nhưng vì kinh doanh thua lỗ thất bại, chị dâu tôi đã bỏ đi anh trai tôi cũng không có khả năng chi trả. Luật sư có thể cho tôi biết trong trường hợp như anh trai tôi khi nợ ngân hàng không có khả năng chi trả thì xử lý như thế nào? Và anh trai tôi có bị khởi tố không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi.

Chào bạn, Luật sư 247 xin cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn về cho chúng tôi. Vấn đề vay vốn ngân hàng để làm ăn, kinh doanh không còn xa lạ trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp người vay vốn ngân hàng nhưng vì làm ăn thua lỗ dẫn đến mất khả năng chi trả. Mất khả năng chi trả ở đây có thể hiểu là người vay vốn rơi vào tình trạng không còn khả năng tài chính để chi trả những khoản mà đã đến kì thanh toán. Vậy nếu khi vay vốn ngân hàng nhưng mất khả năng tri trả người vay vốn sẽ bị xử lý như thế nào. Chúng tôi mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết “nợ ngân hàng không có khả năng chi trả xử lý như thế nào?” dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này,

Căn cứ pháp lý

  • Bộ Luật Dân sự 2015

Nợ ngân hàng không có khả năng chi trả xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

  • “1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • 2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
  • 3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • 4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  • 5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
    • a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
    • b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Như vậy, theo quy định khi vay tiền phải có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Nếu người vay tiền trả nợ không đúng hạn thì cần xem lại trong hợp đồng tín dụng với ngân hàng có điều khoản quy định về việc xử lý hành vi của người vay hay không thì sẽ thực hiện theo hợp đồng tín dụng. Nếu không có quy định thì ngân hàng có quyền khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi mà người vay đang sinh sống/cư trú/làm việc để yêu cầu trả nợ.

Nếu không có khả năng trả nợ thì ngân hàng có quyền yêu cầu Tòa án xác minh tài sản thuộc sở hữu của người vay sau đó bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ. Nếu có hành vi bỏ trốn nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hoặc sử dụng tiền vào mục đích khác như đánh bạc, chơi lô đề,… dẫn đến không có khả năng thanh toán thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017.

Nợ ngân hàng không có khả năng chi trả xử lý như thế nào?
Nợ ngân hàng không có khả năng chi trả xử lý như thế nào?

Vay tiền ngân hàng không có khả năng trả có bị khởi tố không?

Căn cứ quy định tại điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản:”Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.” Và điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của bên vay thì người vay có nghĩa vụ phải trả nợ gốc và lãi (nếu có thỏa thuận) cho ngân hàng. Trường hợp quá thời hạn vay mà không chịu trả, thì ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan công an hoặc tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết thủ tục tố tụng yêu cầu bạn trả lại số tiền vay. Trường hơp không có đủ tài sản để đảm bảo khoản vay này, thì cơ quan tòa án sẽ tiến hành cưỡng chế tài sản, phong tỏa, đấu giá tài sản… để đảm bảo khoản vay của ngân hàng.

Tuy nhiên, trường hợp người vay chưa có khả năng để chi trả cho ngân hàng do công việc làm ăn của mình đang gặp khó khăn, có thể thương lượng với ngân hàng và không thực hiện việc bỏ trốn thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Còn trường hợp có khả năng chi trả, nhưng dùng hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản, cố tình không trả thì người vay hoàn toàn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 175 của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Bị ngân hàng kiện đòi nợ thì phải làm gì?

Khi dính nợ xấu, người vay nên tìm cách trao đổi, trình bày nguyện vọng một cách trung thực với ngân hàng để hai bên cùng đưa ra phương án giải quyết phù hợp. Trong trường hợp bị ngân hàng kiện ra đòi nợ, người vay phải chú ý tuân thủ lịch triệu tập, xét xử của Tòa án, thông báo giải quyết của Cơ quan thi hành án có thẩm quyền. Đặc biệt, không được tỏ thái độ né tránh, bất hợp tác và nghĩ ra các cách để trốn nợ. Mặc dù vay nợ là vấn đề dân sự, tuy nhiên nếu người vay có hành vi vi phạm pháp luật hay bỏ trốn thì ngân hàng có thể chuyển hồ sơ cho phía Công an để xử lý hình sự.

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 vừa cung cấp toàn bộ thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề”nợ ngân hàng không có khả năng chi trả”. Ngoài ra bạn đọc quan tâm, cần tư vấn những vấn đề pháp lý khác như tư vấn pháp lý về công ty tạm ngưng kinh doanh,… hãy liên hệ qua hotline của chúng tôi 0833102102. Đội ngũ Luật sư và các chuyên viên tư vấn pháp lý với nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc giải quyết vấn đề một cách chính xác, nhanh chóng nhất.

Mời bạn đọc thêm

Câu hỏi thường gặp

Khi nào ngân hàng kiện đòi nợ quá hạn?

Theo quy định tại điều 466 Bộ Luật Dân sự 2015 bên vay có nghĩa vụ trả đủ số tiền đã vay khi đến hạn. Nếu không nhận đủ số tiền đã cho vay, bên cho vay có quyền kiện ra Tòa án để đòi hết số tiền còn lại.
Đối với trường hợp vay tiền ngân hàng nhưng không trả được nợ khi quá hạn, tùy vào chính sách của từng ngân hàng mà thời gian nợ xấu bị kiện ra tòa sẽ khác nhau. Trong các phương án xử lý nợ xấu, kiện tụng thường là lựa chọn cuối cùng của các ngân hàng và chỉ thực hiện khi khách hàng thiếu thiện chí, bất hợp tác.
Dựa trên mức độ thiện chí và khả năng trả nợ của khách hàng, các ngân hàng sẽ có các giải pháp xử lý nợ xấu khác nhau.
Với những khách hàng có thiện chí và nguồn tài sản trả nợ, ngân hàng có thể hỗ trợ, gia hạn thời hạn vay cho khách hàng. Nếu khách hàng có thiện hợp tác hợp nhưng không đủ nguồn trả nợ, ngân hàng sẽ phối hợp để xử lý tài sản bảo đảm.
Trường hợp khách hàng không hợp tác, ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp mạnh như thu giữ tài sản, khởi kiện hay thậm chí là chuyển hồ sơ lên cơ quan công an để xử lý hình sự.

Không trả được nợ, bị ngân hàng kiện có phải đi tù không?

Trường hợp không có khả năng trả nợ khi đến hạn vì lý do bất đắc dĩ như mất việc làm, làm ăn thua lỗ hay phá sản… thì bên vay sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ được thực hiện khi có hành vi phạm tội, gây nguy hiểm cho xã hội và cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Theo đó, nếu người vay cố tình không thanh toán nợ bằng cách dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn thì mới bị xử lý hình sự.

Nhờ vay tiền ngân hàng nhưng không trả thì phải làm gì?

Theo quy định tại Điều 357 Bộ luật dân sự năm 2015, Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này. Bạn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc bên vay phải thanh toán khoản vay cho bạn. Khi bản án có hiệu lực pháp luật bạn có quyền yêu cầu thi hành bản án trên, trường hợp bên bị thi hành án cố tình không trả cho bạn thì sẽ bị tính theo lãi xuất chậm thi hành án đối với khoảng tiền phải thi hành án.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.