Trong hoạt động thi hành án dân sự việc xảy ra sai phạm là không thể tránh khỏi. Vậy những hành vi nào được coi là bị vi phạm trong thi hành án dân sự. Mời các bạn độc giả đón đọc bài viết dưới đây của chúng tôi về những sai phạm trong thi hành án dân sự theo quy định pháp luật.
Căn cú pháp lý
Những sai phạm trong thi hành án dân sự
Thứ nhất, Lãnh đạo, Kế toán, Thủ quỹ Cơ quan Thi hành án dân sự, quản lý biên lai, tang vật thi hành án lỏng lẻo, không kiểm tra, kiểm soát quỹ thi hành án theo định kỳ và đột xuất theo quy định tại Luật thi hành án dân sự năm 2008 của Bộ Tư pháp về công tác quản lý, kiểm tra tài chính, kiểm soát nguồn tiền, tang vật trong kho Cơ quan Thi hành án dân sự, dẫn đến thất thoát tang vật vụ án; Chấp hành viên dùng tang vật của vụ án thế chấp để vay tiền; Chấp hành viên thu tiền thi hành án nhưng không nộp quỹ thi hành án, không chi trả cho công dân theo quy định của pháp luật mà sử dụng cá nhân; tham ô tài sản; chiếm dụng, sử dụng trái phép tiền quỹ thi hành án.
Thứ hai, Chấp hành viên Cơ quan Thi hành án dân sự thiếu trách nhiệm trong việc xác minh điều kiện của người phải thi hành án, tài sản của người phải thi hành án để tiến hành kê biên, cưỡng chế theo đúng quy định của pháp luật; cố tình kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án dẫn đến người phải thi hành án tẩu tán tài sản phải thi hành án, gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Thứ ba, thi hành án sai thẩm quyền; ra quyết định cưỡng chế thi hành án khi chưa có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, sửa chữa hồ sơ thi hành án; ra quyết định cưỡng chế giao nhà trong khi người phải thi hành án đã thi hành xong; không giao nhà cho người mua trúng đấu giá mà lập biên bản giao nhà cho người thuê nhà của người phải thi hành án; cố tình tổ chức thi hành án trái pháp luật; chi trả tiền cho người được thi hành án không đúng quy định tại Điều 47 Luật thi hành án dân sự 2008, gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án của công dân.
Thứ tư, Chấp hành viên Cơ quan thi hành án dân sự không thực hiện việc niêm yết công khai thông báo bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật; kê biên, lập khống biên bản xác minh điều kiện thi hành án; không thông báo cho các đồng sở hữu biết đối với tài sản kê biên là tài sản chung; kê biên tài sản quy nhất của người phải thi hành án; không đưa những người trong điều kiện thừa kế tham gia với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; không thi hành quyết định việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Thứ năm, ra quyết định cưỡng chế thuộc tài sản riêng, không thuộc tài sản của người phải thi hành án gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; mặc dù đã ký quyết định cưỡng chế giao nhà nhưng Cơ quan Thi hành án không tiến hành tổ chức cưỡng chế giao nhà cho người mua trúng đấu giá, gây thiệt hại cho người trúng đấu giá; kéo dài chủ tục, thời gian kê biên tạo điều kiện cho người phải thi hành án tẩu tán, chuyển dịch tài sản; kê biên tài sản không đúng với nội dung bản án đã tuyên.
Thứ sáu, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quá trình tổ chức thi hành án, sách nhiễu người được thi hành án để đòi tiền hối lộ; thu tiền đặt cọc xong không hướng dẫn cho người đặt đọc làm thủ tục tham gia đấu giá, nhưng không làm thủ tục hoàn trả số tiền đặt cọc theo quy định của Chính phủ theo quy định về đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự, gây thiệt hại cho người tham gia đấu giá.
Thứ bảy, Lãnh đạo, cán bộ Cơ quan Thi hành án dân sự lập, ký ban hành phiếu trả lời xác minh bị án đã nộp tiền án phí không đúng với thục tế; lập biên bản khống xác nhận sự việc đã thi hành xong bản án để tạo điều kiện cho phạm nhân được đặc xá.
Các hành vi vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự?
Điều 162 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định 10 loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự như sau:
– Đối với những người có hành vi vi phạm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã bị cơ quan xử lý và khi người có hành vi đó đã nhận giấy báo, giấy triệu tập lần thứ hai nhưng không có mặt để thực hiện việc thi hành án mà không có lý do chính đáng thì thuộc vào trường hợp vi phạm hành chính lĩnh vực thi hành án dân sự.
– Người có hành vi vi phạm được cơ quan xử lý và áp dụng biện pháp nhưng cố tình không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án hoặc bản án, quyết định phải thi hành ngay.
– Đối với một số trường hợp việc vi phạm liên quan đến công việc hàng ngày có thể bị xử lý bằng cách không được tham gia công việc đang làm tuy nhiên khi áp dụng biện pháp này thì người có hành vi không thực hiện công việc phải làm hoặc không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định.
– Trường hợp cơ quan tiến hành xem xét điều kiện để thi hành án và xét thấy người có hành vi vi pham có đủ điều kiện thi hành án nhưng cố tình trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án.
– Trường hợp xét thấy hành vi vi phạm có liên quan đến tài sản nhưng người thực hiện hành vi lại tẩu tán hoặc làm hư hỏng tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản hoặc sử dụng trái phép, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc thay đổi tình trạng tài sản đã kê biên nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Người bị thi hành án được cơ quan yêu cầu cung cấp các tài liệu liên quan nhưng không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên về việc cung cấp thông tin, giao giấy tờ liên quan đến tài sản bị xử lý để thi hành án mà không có lý do chính đáng.
– Thực hiện hành vi chống đối, cản trở hay xúi giục người khác chống đối, cản trở người thi hành xử lý vi phạm; có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm người thi hành công vụ trong thi hành án. Một số trường hợp có hành vi gây rối trật tự nơi thi hành án hoặc có hành vi vi phạm khác gây trở ngại cho hoạt động thi hành án dân sự nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Tài sản nằm trong hành vi vi phạm đã được cơ quan xác định nhưng lại có hành vi phá hủy niêm phong hoặc hủy hoại tài sản đã kê biên nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành quyết định của Chấp hành viên về việc khấu trừ tài khoản, trừ vào thu nhập, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
Như vậy, theo quy định thì người có hành vi vi phạm hành chính đã bị cơ quan nhà nước ra quyết định xử lý nhưng lại có hành vi thuộc vào các trường hợp trên với cùng mục đích là chống đối không chấp hành thi hành xử lý vi phạm sẽ thuộc vào trường hợp i phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự.
Xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự?
Theo quy định pháp luật tại Điều 163 và Điều 164 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 quy định thẩm quyền, nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự cũng như giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử phạt vi phạm hành chính về thi hành án dân sự, theo đó:
– Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Những người sau đây có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự: Chấp hành viên thi hành án dân sự, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu.
– Mức xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
+ Đối với Chấp hành viên thi hành án dân sự thì có thẩm quyền phạt cảnh cáo và mức xử phạt tiền đến 500.000 đồng.
+ Đối với Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự thì có thẩm quyền phạt cảnh cáo và mức xử phạt tiền đến 2.500.000 đồng có những trường hợp có thể tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt và áp dụng biện pháp xử lý hậu quả.
– Nguyên tắc xử phạt cụ thể thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như sau:
+ Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục sớm nhất.
+ Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng đối với người vi phạm.
+ Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
+ Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính và một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Tuy nhiên trong trường hợp có nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng.
Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.
+ Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Ngoài ra, trong trường hợp co khiếu nại hoặc tố cáo thì việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử phạt vi phạm hành chính về thi hành án dân sự thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Xử lý vi phạm trong thi hành án dân sự?
Căn cứ theo Điều 165 Luật thi hành án dân sự về xử lý vi phạm quy định người phải thi hành án, cơ quan, tổ chức, cá nhân, người có thẩm quyền lợi dụng chức vụ, quyền hạn, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành viên tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý như sau:
– Thứ nhất, khi hành vi vi phạm được phát hiện và xử lý thì người phải thi hành án có dấu hiệu cố ý không chấp hành bản án, quyết định; không tự nguyện thi hành các quyết định về thi hành án thì cơ quan có thẩm quyền căn cứ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
– Thứ hai, đối tượng thực hiện hành vi vi phạm là cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện các quyết định về thi hành án thì cơ quan xử phạt sẽ căn cứ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, trong trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường, nếu đối tượng gây thiệt hại là cá nhân thì còn có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Thứ ba, khi có quyết định xử lý và người có thẩm quyền đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án hoặc ép buộc Chấp hành viên thi hành án trái pháp luật với mục đích cá nhân; có hành vi phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại vật chứng, tài sản tạm giữ, tài sản bị kê biên thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp có gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.
– Thứ tư, người có thẩm quyền là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nhưng cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc ra quyết định về thi hành án trái pháp luật. Chấp hành viên trong nhiệm vụ của mình không thi hành đúng bản án, quyết định, trì hoãn việc thi hành án, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án trái pháp luật, thực hiện những hành vi vi phạm quy chế đạo đức của Chấp hành viên thì bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trong trường hợp gây ra thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Những sai phạm trong thi hành án dân sự theo quy định pháp luật″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: điều kiện cấp phép bay flycam, muốn đổi lại tên trong giấy khai sinh, thủ tục làm trích lục khai sinh trực tuyến, dịch vụ bảo hộ logo thương hiệu, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X qua hotline: 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Câu hỏi thường gặp
Người phải thi hành án cố ý không chấp hành bản án, quyết định; không tự nguyện thi hành các quyết định về thi hành án tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;
Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện các quyết định về thi hành án thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường; nếu là cá nhân thì còn có thể bị xử lý kỉ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án hoặc ép buộc Chấp hành viên thi hành án trái pháp luật; phá huỷ niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, huỷ hoại vật chứng, tài sản tạm giữ, tài sản bị kê biên thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường;
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc ra quyết định về thi hành án trái pháp luật; Chấp hành viên không thi hành đúng bản án, quyết định, trì hoãn việc thi hành án, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án trái pháp luật; vi phạm quy chế đạo đức của Chấp hành viên thì bị xử lý kỉ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
– Mức xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
– Mức xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cụ thể thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
– Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử phạt vi phạm hành chính về thi hành án dân sự thực hiện theo quy định của Luật thi hành án dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chấp hành viên đang giải quyết việc thi hành án;
Tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản của vụ án phá sản;
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện;
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp quân khu