Những điều cán bộ công chức không được làm

04/03/2022
Những điều cán bộ công chức không được làm
617
Views

Nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức là một trong những điều kiện tiên quyết của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều này cũng được pháp luật nước ta quy định chặt chẽ. Vậy những điều cán bộ công chức không được làm là gì? Cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Những điều cán bộ công chức không được làm

Trong hệ thống chính trị của nước ta hiện nay, cán bộ, công chức và viên chức đang không ngừng trao dồi chuyên môn, nghiệp vụ, học hỏi thêm kinh nghiệm dưới sự lãnh đạo và hướng dẫn của Đảng để nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Pháp luật hiện nay cũng đã có những quy định mà cán bộ, công chức và viên chức không được làm để đảm bảo sự khách quan, vô tư và đạo đức nghề nghiệp mà mỗi người cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện được.

Những điều cán bộ công chức không được làm luật cán bộ công chức

Theo quy định tại Luật cán bộ, công chức và các văn bản liên quan thì cán bộ, công chức không được làm những việc sau đây:

  • Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
  • Sử dụng tài sản của Nhà nước và của Nhân dân trái pháp luật.
  • Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
  • Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
  • Tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.
  • Làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.

Ngoài ra, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

Những điều cán bộ công chức không được làm

Quy định những điều cán bộ công chức không được làm

Cán bộ, công chức có vai trò quan trọng trong việc phục vụ nhân dân và tuân theo sự lãnh đạo của Đảng. Do đó, pháp luật hiện nay cũng đã có những quy định về những điều mà cán bộ, công chức không được làm để đảm bảo sự khách quan, vô tư và đạo đức nghề nghiệp mà mỗi người cán bộ, công chức phải thực hiện được.

Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ

  • Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
  • Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
  • Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
  • Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước

  • Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.
  • Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.
  • Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều này.

Văn hóa giao tiếp với nhân dân

Khoản 2 Điều 17 quy định Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Những điều cán bộ công chức không được làm“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tra cứu thông tin quy hoạch; tạm ngừng kinh doanh; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào công chức viên chức được miễn trách nhiệm kỷ luật?

– Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.
– Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức.
– Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.
– Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.

Viên chức có bị kỷ luật khi từ chối nhiệm vụ cấp trên giao?

Trong quá trình làm việc; viên chức phải sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao; không được trốn tránh; thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao. Đây vừa là những việc viên chức không được làm vừa là chức trách, bổn phận của viên chức.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.