Xin chào Luật sư 247. Vừa qua em có bị hai anh cảnh sát 113 bắt vì lý do ngừng đèn đỏ vượt quá vạch quy định. Em có thắc mắc rằng Cảnh sát 113 có quyền bắt xe vi phạm giao thông hay không? Mức phạt với lỗi của em có bị giam bằng lái không? Nhiệm vụ và quyền hạn của Cảnh sát 113 được pháp luật quy định như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Cảnh sát 113 là gì?
Cảnh sát 113 hay còn được gọi là Cảnh sát phản ứng nhanh là lực lượng cảnh sát thường trực 24/24h để tiếp nhận thông tin và giải quyết ban đầu và nhanh chóng những vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự và yêu cầu chính đáng của nhân dân báo đến số điện thoại khẩn cấp 113.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cảnh sát 113 là gì?
– Lực lượng Cảnh sát 113 là tên gọi tắt của lực lượng Cảnh sát phản ứng nhanh.
– Quyền hạn của lực lượng Cảnh sát 113 trong xử phạt vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt được quy định tại Khoản 4, Điều 68, Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
– Trách nhiệm và quyền hạn của lực lượng Cảnh sát 113 được quy định tại Khoản 4, Điều 2 Quyết định số 14045/QĐ-X11 ngày 12/11/2013 của Tổng cục xây dựng lực lượng Công an nhân dân quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an tỉnh, cụ thể như sau:
+ Thực hiện phương án, kế hoạch, biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự ở từng địa bàn công cộng; phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và chủ động giải quyết các vụ, việc về an ninh, trật tự xảy ra ở địa bàn công cộng theo quy định.
+ Tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát thường xuyên, đột xuất để giám sát việc chấp hành pháp luật, các quy định về bảo đảm an ninh, trật tự của địa phương; phát hiện và xử lý kịp thời, có hiệu quả theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trên địa bàn công cộng theo quy định.
+ Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ bảo vệ tuyệt đối an toàn hoạt động của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các đoàn khách quốc tế hoạt động ở địa bàn công cộng; các cuộc mít tinh, diễu binh, diễu hành, ngày lễ lớn; các hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội và du lịch, các hoạt động công cộng khác tổ chức ở địa phương theo phương án, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Phối hợp với cơ quan thông tin, truyền thông vận động nhân dân nêu cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia các hoạt động ở địa bàn công cộng.
+ Tham gia cấp cứu người bị hại, bị nạn; bảo vệ hiện trường, bảo đảm trật tự nơi xảy ra các vụ tai nạn giao thông hoặc các vụ vi phạm pháp luật khác.
+ Tiếp nhận thông tin và xử lý ban đầu những thông tin có liên quan đến an ninh, trật tự và yêu cầu giúp đỡ của nhân dân do các cơ quan, tổ chức và công dân báo đến số máy điện thoại 113 ở địa phương.
Thẩm quyền của cảnh sát 113 trong việc giải quyết vi phạm giao thông như thế nào?
Theo tình huống, bạn bị cảnh sát 113 bắt vì lý do dừng đèn đỏ vượt quá vạch quy định. Đây được hiểu là việc bạn bị Cảnh sát 113 tạm dừng phương tiện để kiểm tra, kiểm soát, kiểm tra hành chính phương tiện đang tham gia giao thông. Về hành vi dừng đèn đỏ quá vạch của bạn, theo quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 10 Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì:
“Điều 10: Hệ thống báo hiệu đường bộ
…
3. Tín hiệu đèn giao thông có ba màu, quy định như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
…
5. Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.”
Theo đó, bạn dừng đèn đỏ vượt quá vạch dừng; trường hợp này, căn cứ theo quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều 10 Luật giao thông đường bộ năm 2008, trường hợp bạn vẫn vượt quá vạch dừng đèn đỏ mà tiếp tục đi thì bạn đang không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu. Tuy nhiên, nếu căn cứ theo thông tin thì khi thấy tín hiệu đèn đỏ, bạn dừng lại nhưng vị trí dừng vượt quá vạch dừng. Trường hợp này được xác định hành vi của bạn là không chấp hành chỉ dẫn của vạch kẻ đường.
Trong trường hợp này, bạn có thể bị xử phạt về hành vi không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường
Như đã nêu quy định pháp luật phía trên, hành vi dừng đèn đỏ quá vạch dừng của bạn được xác định là hành vi không chấp hành chỉ dẫn của vạch kẻ đường. Tuy nhiên, do trong thông tin bạn không nói rõ xe của bạn là xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô hay thuộc loại xe nào khác. Do vậy, mức xử phạt đối với hành vi dừng đèn đỏ quá vạch dừng của bạn sẽ khác nhau. Cụ thể: đối với hành vi không chấp hành chỉ dẫn của vạch kẻ đường thì:
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phương tiện đè lên vạch kẻ đường (hoặc đi quá vạch kẻ đường) sẽ bị xử phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh; chỉ dẫn của biển báo hiệu; vạch kẻ đường với mức phạt cụ thể:
- Đối với ôtô: 200.000 – 400.000 đồng.
- Đối với xe mô tô; xe gắn máy: 100.000 – 200.000 đồng.
- Đối với máy kéo; xe máy chuyên dùng: 100.000 – 200.000 đồng.
- Đối với xe đạp; xe đạp máy; xe đạp điện: 80.000 – 100.000 đồng.
Nộp phạt vi phạm giao thông muộn bị xử lý thế nào?
Theo quy định pháp luật, nộp phạt vi phạm giao thông muộn, người nộp phải thêm 0,05% số tiền phạt chậm nộp.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt, trừ trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 78 Luật này, trong thời hạn 10 ngày; kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
Nếu quá thời hạn ghi trong quyết định, người vi phạm sẽ bị:
- Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt;
- Phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp cho mỗi ngày chậm nộp.
Theo đó,
Số tiền nộp phạt = Tổng số tiền phạt chưa nộp + (Tổng số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x Số ngày chậm nộp).
Như vậy, người chậm nộp phạt vi phạm giao thông sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt đồng thời mỗi ngày chậm nộp phải nộp thêm 0,05% tổng số tiền phạt chưa nộp.
Mời bạn đọc xem thêm
- Cảnh sát giao thông có quyền kiểm tra hàng hóa trên xe không?
- Các vi phạm về hành lang an toàn đường sắt.
- Lỗi quay đầu xe nơi đường bộ giao nhau với đường sắt đối với xe ô tô
Thông tin liên hệ Luật sư 247
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Nhiệm vụ và quyền hạn của Cảnh sát 113 là gì?″. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu cách thu thập chứng cứ để ly hôn khi vợ/chồng ngoại tình, tìm hiểu về thủ tục ly hôn nhanh hay dịch vụ thám tử theo dõi điện thoại của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khi thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo, điều hành hoặc kế hoạch đã được phê duyệt, cảnh sát 113 được phép xử phạt vi phạm hành chính khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không cần CSGT đi cùng.
Một số lỗi vi phạm luật giao thông mà các lực lượng 113 được quyền xử phạt gồm: Đỗ ôtô chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định; Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau… Ngoài ra, lực lượng này cũng có quyền xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy… vi phạm quy tắc giao thông đường bộ đối với một số lỗi như: Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt; Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước…
– Tội phạm đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra;
– Phát hiện một người bị nghi là tội phạm hoặc có dấu hiệu phạm tội;
– Có người bị thương hoặc đang gặp nguy hiểm;
– Khi quan sát thấy ai đó có những hành vi đáng ngờ hoặc những kiện; gói; túi xách vô chủ tại những nơi công cộng;
– Các hành vi gây mất trật tự công cộng ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, cộng đồng dân cư;
– Khi bạn quan sát thấy người nước ngoài bị hành hung hoặc bị đe dọa hành hung;
– Tranh chấp trong cộng đồng dân cư có nguy cơ xảy ra các hành vi gây mất an ninh trật tự