Nhặt được ví đòi tiền chuộc bị xử lý thế nào?

22/01/2022
1156
Views

Việc rơi, mất tài sản là việc thường thấy, nhất là đối với các đồ vật hay sử dụng như ví tiền. Rất nhiều trường hợp làm rơi nhưng không thể tìm lại được. Mặc dù xảy ra không cao nhưng vẫn có những trường hợp người làm rơi bị đòi tiền chuộc để nhận lại tài sản. Vậy hành vi đòi tiền chuộc có vi phạm pháp luật? Nhặt được ví đòi tiền chuộc bị xử lý thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Thế nào là hành vi đòi tiền chuộc tài sản?

Người mất tài sản luôn mong muốn tìm lại được tài sản của mình nhất là tài sản có giá trị hoặc có nhiều đồ quan trong đối với họ. Bằng cách nào đó có đối tượng khác nắm giữ tài sản của họ. Có thể là họ nhặt được hoặc dùng các thủ đoạn để trộm, cướp nó. Các đối tượng này biết được thông tin liên lạc đến người bị mất và liên lạc với họ để đòi một số tiền/ tài sản để chủ sở hữu có thể chuộc lại tài sản bị mất. Hành vi này chính là hành vi đòi tiền chuộc tài sản.

Người nhặt được tài sản không có trách nhiệm phải trả lại nó. Nhưng người đó cũng không được chiếm giữ với tài sản đó vì nó không thuộc sở hữu của họ. Bên cạnh đó người này còn có hành vi đòi tiền chuộc chủ sở hữu.

Đây là hành vi phạm pháp bởi người nắm giữ tài sản lợi dụng việc này để chiếm đoạt tài sản của người khác. Do đó tùy vào năng lực trách nhiệm hình sự, giá trị tài sản, tính chất nghiêm trọng của hành vi mà người đòi tiền chuộc sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi trên.

Nhặt được ví đòi tiền chuộc bị xử lý thế nào?

Trách nhiệm hình sự

Tội cưỡng đoạt tài sản

Theo Điều 170 BLHS 2015 về Tội cưỡng đoạt tài sản:

“1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm…..

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Truy cứu hình sự người đòi tiền chuộc

Căn cứ vào quy định trên, thì hành vi đòi tiền chuộc chính là việc dùng thủ đoạn uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi trên đã thỏa mãn cấu thành về hành vi của Tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 BLHS 2015. Do đó người này có thể bị truy cứu về Tội cưỡng đoạt tài sản nếu có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Tội cưỡng đoạt tài sản có cấu thành hình thức, tức là hậu quả không phải yếu tố bắt buộc của hành vi. Trong trường hợp này, dù đã nhận tiền chuộc hay chưa thì người đó vẫn sẽ bị truy cứu về tội cưỡng đoạt tài sản, tùy theo mức độ nguy hiểm cho xã hội mà người đó sẽ phải chịu hình phạt khác nhau. Cụ thể:

  • Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
  • Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
  • Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm

Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trách nhiệm hành chính

Vì khi đòi tiền chuộc người đòi thường dọa nạt sẽ không trả lại ví cho chủ sở hữu. Một số khác thì sẽ sử dụng các tài sản có trong ví. Do đó việc chiếm giữ và sử dụng tài sản là trái phép.

Nếu người đòi tiền chuộc không thỏa mãn dấu hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự (có thể như chưa đủ tuổi) thì người này cũng có thể bị xử phạt hành chính về các hành vi sau:

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản;

d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.”

Thông tin liên hệ luật sư X

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề “Lệ phí cấp CCCD gắn chip tiếp tục được giảm đến hết ngày 30/6/2022”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc để hưởng các dịch vụ tư vấn luật vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Bị phạt hành chính rồi có bị truy cứu hình sự nữa không?

Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự là hai trách nhiệm không gắn liền nhau. Nếu đủ dấu hiệu để truy cứu hình sự thì sẽ không bị xử phạt hành chính nữa. Còn khi đã bị xử phạt hành chính rồi thì sẽ không bị truy cứu hình sự nữa.

Thẩm quyền giải quyết tố giác tin báo tội phạm?

Theo Khoản 3 Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015:
3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.