Nhập khẩu giống thủy sản về trưng bày tại triển lãm cần giấy tờ gì?

22/08/2022
Nhập khẩu giống thủy sản về trưng bày tại triển lãm cần giấy tờ gì?
655
Views

Xin chào Luật Sư 247. Công ty tôi dự định sắp tới sẽ đem một vài giống cá đặc biệt về để trưng bày triển lãm, tuy nhiên tôi lại chưa nắm rõ những giấy tờ liên quan tới việc này. Vậy luật sư cho tôi hỏi nhập khẩu giống thủy sản về trưng bày tại triển lãm cần giấy tờ gì?. Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Nhập khẩu giống thủy sản về trưng bày tại triển lãm cần giấy tờ gì?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Nhập khẩu giống thủy sản về trưng bày tại triển lãm cần có những giấy tờ gì?

Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 22 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định về nhập khẩu giống thủy sản như sau:

1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu giống thủy sản chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này để nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép.

2. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu giống thủy sản gồm:

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 05.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thủy sản đăng ký nhập khẩu kèm theo tên tiếng Việt, tên khoa học, tên tiếng Anh (nếu có);

c) Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về khoa học công nghệ (đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu khoa học);

d) Tài liệu chứng minh về việc tham gia hội chợ, triển lãm; phương án xử lý loài thủy sản sau khi hội chợ, triển lãm kết thúc (đối với trường hợp nhập khẩu để trưng bày tại hội chợ, triển lãm).

Nhập khẩu giống thủy sản về trưng bày tại triển lãm cần giấy tờ gì?
Nhập khẩu giống thủy sản về trưng bày tại triển lãm cần giấy tờ gì?

Trình tự cấp phép nhập khẩu giống thủy sản ra sao?

Theo Khoản 3 Điều 22 Nghị định 26/2019/NĐ-CP có quy định như sau:

3. Trình tự cấp phép nhập khẩu giống thủy sản như sau:

a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu giống thủy sản theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản tổ chức thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 06.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp phép nhập khẩu phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;

c) Tổng cục Thủy sản thực hiện giám sát hoặc có văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nơi thực hiện nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm thực hiện giám sát.

Theo đó, trình tự xin cấp giấy phép nhập khẩu giống cá mới về để triển lãm thực hiện như trên.

Kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu theo quy định hiện hành

Kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu được quy định tại Điều 18 Thông tư 26/2013/TT-BNNPTNT về quản lý giống thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành như sau:

1. Nguyên tắc kiểm tra:

a) Việc kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau: Giống thủy sản nhập khẩu để khảo nghiệm, nghiên cứu, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm.

b) Việc giảm, miễn kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu dựa trên hồ sơ lưu trữ và kết quả kiểm tra cùng một sản phẩm của cùng nhà sản xuất trong thời gian trước đó, tối thiểu 03 lô hàng (đối với trường hợp giảm kiểm tra), 05 lô hàng (đối với trường hợp miễn kiểm tra) liên tiếp đạt chất lượng, Tổng cục Thủy sản quyết định và có văn bản thông báo về việc giảm, miễn kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu cho doanh nghiệp.

c) Địa điểm kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu là địa điểm thực hiện cách ly kiểm dịch.

d) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giống thủy sản sau khi đã thực hiện xong thủ tục kiểm dịch tại cửa khẩu, gửi hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu về Cơ quan kiểm tra chất lượng.

2. Cơ quan kiểm tra chất lượng:

a) Tổng cục Thủy sản: Kiểm tra chất lượng giống thủy sản bố mẹ chủ lực nhập khẩu.

b) Cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi nuôi cách ly kiểm dịch: Kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu (trừ giống thủy sản bố mẹ chủ lực).

3. Tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu về Cơ quan kiểm tra chất lượng. Hồ sơ gồm:

a) Giấy đề nghị kiểm tra chất lượng (03 bản) theo mẫu tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản chính hoặc bản sao chụp (có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu) các giấy tờ: Hợp đồng mua bán, bản kê chi tiết hàng hóa (Packinglist), hóa đơn mua bán (Invoice).

4. Trình tự thực hiện:

a) Ngay khi nhận được hồ sơ đăng ký kiểm tra, Cơ quan kiểm tra chất lượng xem xét và hướng dẫn cơ sở bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ trong thời gian không quá 01 ngày làm việc, Cơ quan kiểm tra xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, trong đó có thông báo cho cơ sở về nội dung kiểm tra, thống nhất thời gian và địa điểm kiểm tra chất lượng và gửi lại cho tổ chức, cá nhân 02 bản giấy đăng ký đã có xác nhận của Cơ quan kiểm tra chất lượng.

5. Nội dung kiểm tra:

a) Kiểm tra thực tế lô giống nhập khẩu so với hồ sơ đăng ký;

b) Các chỉ tiêu kiểm tra đối với giống thủy sản bố mẹ: Kiểm tra kích cỡ, số lượng, tuổi, độ thuần chủng, kích cỡ sinh sản, độ thành thục, tỷ lệ đực cái, trạng thái hoạt động, cấu tạo hình thái, chỉ tiêu khác về chất lượng của giống thủy sản so với các quy định hiện hành của Việt Nam.

c) Các chỉ tiêu kiểm tra đối với con giống thủy sản để nuôi thương phẩm: Kiểm tra kích cỡ, số lượng, tuổi, độ thuần chủng, trạng thái hoạt động, cấu tạo hình thái, chỉ tiêu khác về chất lượng của giống thủy sản so với các quy định hiện hành của Việt Nam.

6. Xử lý kết quả kiểm tra:

a) Sau khi có kết quả kiểm tra (không quá 01 ngày làm việc) cơ quan kiểm tra có văn bản thông báo đạt chất lượng (theo mẫu tại Phụ lục 13) đối với lô hàng có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu và gửi cho tổ chức, cá nhân đăng ký.

b) Trường hợp kết quả kiểm tra không đảm bảo chất lượng theo quy định, Cơ quan kiểm tra có văn bản Thông báo không đạt chất lượng (theo mẫu tại Phụ lục 13) cho tổ chức, cá nhân đăng ký và xử lý vi phạm theo quy định.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Nhập khẩu giống thủy sản về trưng bày tại triển lãm cần có giấy tờ gì?”. Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: giá hóa đơn điện tử, báo cáo quyết toán thuế, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,  xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Những điều cần có trong hồ sơ đăng ký nhập khẩu giống thủy sản để khảo nghiệm?

Hồ sơ đăng ký nhập khẩu giống thủy sản để khảo nghiệm được quy định tại Khoản 3 Điều 22 Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành như sau:
a) Đơn đăng ký nhập khẩu theo Mẫu số 03/TS ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp hoặc Quyết định quy định chức năng nhiệm vụ về nghiên cứu liên quan đến nuôi trồng thủy sản áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập (chỉ nộp lần đầu);
c) Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả giống thuỷ sản đăng ký nhập khẩu kèm theo tên thương mại, tên khoa học;
d) Bản thuyết minh đặc tính sinh học, hiệu quả kinh tế của giống thuỷ sản xin nhập;
đ) Bản sao chụp văn bản cho phép khảo nghiệm hoặc đề cương khảo nghiệm giống thủy sản đã được Tổng cục Thủy sản phê duyệt.

Những trường hợp nào giống thủy sản không được đặt tên mới?

Theo Điều 24 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định đặt tên giống thủy sản như sau:
1. Mỗi giống thủy sản chỉ được đặt một tên.
2. Giống thủy sản không được đặt tên mới trong trường hợp sau đây:
a) Trùng với tên giống đã có;
b) Chỉ bao gồm các số;
c) Vi phạm đạo đức xã hội;
d) Dễ gây hiểu nhầm với các đặc trưng, đặc tính của giống thủy sản đó.

Mức phạt xử lí vi phạm hành chính:

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Quy định về xử phạt VPHC hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản?

Căn cứ Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định 42/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm trong lĩnh vực thủy sản, có quy định về hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản theo đó:
1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của loài thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không dành hành lang di chuyển cho loài thủy sản khi khai thác thủy sản bằng nghề cố định ở các sông, hồ, đầm, phá; không tạo đường di cư hoặc dành hành lang di chuyển cho loài thủy sản khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ công trình hoặc có hoạt động liên quan đến đường di cư của loài thủy sản; cản trở trái phép đường di cư tự nhiên của loài thủy sản;
2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.