Nhập khẩu có cần sổ đỏ không?

02/02/2023
Nhập khẩu có cần sổ đỏ không
303
Views

Đất đai là nguồn tài nguyên có vai trò quan trọng nên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là sổ đỏ cũng rất quan trọng, để giúp cho người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có thể yên tâm đầu tư, cải tạo, nâng cao hiệu quả. Và khi có bất kỳ sự thay đổi chỗ ở, người ở hay các vấn đề liên quan đến quyền lợi như phân chia ruộng đất, nhà ở, việc làm, giấy tờ… thì buộc phải tiến hành thay đổi hộ khẩu. Vì vậy nhiều người thắc mắc rằng nhập khẩu có cần sổ đỏ hay không? Bài viết dưới đây của Luật sư 247 sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc.

Căn cứ pháp lý

Luật cư trú 2020 số 68/2020/QH14 ban hành bởi Quốc hội

Điều kiện nhập hộ khẩu vào nhà người thân

Theo Luật Cư trú năm 2020, các trường hợp sau được nhập hộ khẩu vào nhà người thân nếu được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý, bao gồm:

–  Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

– Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột;- Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;

– Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ,

Các trường hợp khác không thuộc các trường hợp trên đây không được nhập hộ khẩu về nhà người thân.

Nhập khẩu có cần sổ đỏ không?

Tại Khoản 2 Điều 20 Luật cư trú 2020 quy định như sau:

  1. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b) Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;

c) Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.

Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 21 Luật cư trú 2020 có quy định như sau:

  1. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật này bao gồm:

a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;

c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện khác quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 của Luật này.

Như vậy, từ thông tin bạn cung cấp và quy định trên thì việc nhập hộ khẩu cho con của bạn sẽ không cần phải có giấy tờ liên quan đến sổ đỏ mới được nhập khẩu cho con.

Nhập khẩu có cần sổ đỏ không
Nhập khẩu có cần sổ đỏ không

Giấy tờ cần có khi nhập hộ khẩu vào nhà người thân

Căn cứ Điều 21 Luật Cư trú 2020, để nhập hộ khẩu vào nhà người thân cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh là người cao tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi, người chưa thành niên, chứng minh không còn cha mẹ (nếu thuộc các trường hợp này).

Các giấy tờ này nộp tại Công an cấp xã nơi nhập khẩu để đuợc giải quyết.

Thủ tục nhập hộ khẩu cho con

Căn cứ vào Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA hướng dẫn Luật cư trú và nghị định 31/2014/NĐ-CP thì để thực hiện thủ tục nhập hộ khẩu cho con cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (Mẫu HK02 ban hành kèm Thông tư 35/2014/TT-BCA);
  • Bản khai nhân khẩu (Mẫu HK01 ban hành kèm theo Thông tư số 35/2014/TT-BCA);
  • Giấy khai sinh của con (bản sao công chứng);
  • Giấy chứng nhận kết hôn của cha mẹ trường hợp ba mẹ có đăng ký kết hôn; quyết định ly hôn trường hợp cha mẹ ly hôn;
  • Sổ hộ khẩu của gia đình (bản chính).

Thủ tục nhập khẩu cho con

Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

      Theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA về cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục nhập khẩu cho con như sau:

  • Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
  • Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Trình tự thực hiện

      Sau khi đã hoàn thiện đầy đủ hồ sơ đăng ký nhập khẩu cho con, cha mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.

     Cán bộ nhận hồ sơ kiểm tra thông tin ghi trong mẫu khai HK02, đối chiếu các giấy tờ có trong hồ sơ để bỏ vào hồ sơ tàng thư hộ khẩu và đưa giấy hẹn cho người có yêu cầu, trong đó ghi rõ thời gian (tối đa 15 ngày) để nhận lại sổ hộ khẩu.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Nhập khẩu có cần sổ đỏ không” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là gia hạn thời gian sử dụng đất vui lòng liên hệ đến hotline  0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Thời gian giải quyết thủ tục nhập hộ khẩu

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.

Thẩm quyền đăng ký thường trú

Căn cứ khoản 1, điều 22 luật cư trú 2020 đã quy định về thẩm quyền đăng ký thường trú như sau: “Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú”
    Theo đó, Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.

Hộ khẩu là gì?

Hộ khẩu là một phương pháp quản lý dân số chủ yếu dựa vào hộ gia đình. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam. Chế độ hộ khẩu ở Việt Nam được hình thành nhằm mục đích kiểm soát trật tự xã hội và quản lý kinh tế của đất nước.

     

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.