Nhân viên ngân hàng làm giả hồ sơ xử lý thế nào?

16/02/2023
Nhân viên ngân hàng làm giả hồ sơ
270
Views

Nhân viên ngân hàng là một trong những công việc mà nhiều người hướng tới. Khi làm việc tại ngân hàng, bạn sẽ tiếp xúc nhiều với các hoạt động giao dịch tài chính – tiền tệ. Hoạt động chính của ngân hàng là nhận tiền gửi của khách cũng như cho khách hàng vay vốn song song với việc trả hoặc thu lãi suất. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số nhân viên ngân hàng làm giả các loại hồ sơ nhằm trục lợi riêng cho bản thân. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và phải được xử lý. Vậy nhân viên ngân hàng làm giả hồ sơ sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích nhất.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự 2017

Nhân viên ngân hàng là gì?

Ngân hàng chính là một tổ chức tài chính phát triển trên thị trường hỗ trợ khách hàng thực hiện các dịch vụ về tài chính. Đồng thời, ngân hàng cũng chính là sự kết nối giữa khách hàng và nguồn tài chính.

Nhân viên ngân hàng có thuật ngữ chuyên ngành chính là Bank Clerk đây là thuật ngữ sử dụng chỉ nhân sự làm việc trong lĩnh vực ngân hàng. Nhân viên ngân hàng làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau như thực hiện yêu cầu của khách hàng, giao dịch thanh toán quốc tế, tín dụng,… và rất nhiều hình thức tài chính khác.

Công việc của một nhân viên ngân hàng

Nhân viên ngân hàng sẽ đảm nhiệm những công việc theo từng đặc thù tính chất công việc riêng. Dưới đây là công việc vụ thể của từng vị trí nhân viên ngân hàng cần tham khảo:

Giao dịch viên chuyên nghiệp

Nắm vai trò xây dựng hình ảnh cho đơn vị ngân hàng trước khách hàng. Giao dịch viên chính là bộ mặt của ngân hàng trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Đây là người đại diện ngân hàng chăm sóc và thực hiện những nhu cầu của khách hàng. Để có hình ảnh tốt trong lòng khách hàng thì giao dịch viên cần được đào tạo kỹ lưỡng về kiến thức chuyên ngành cũng như kỹ năng chuyên môn thật tốt. Kiến thức cơ bản của một giao dịch viên bao gồm: Nắm chắc quy trình xử lý và thực hiện giao dịch, kỹ năng giao tiếp tốt, ứng xử đúng mực.

Nhân viên phân tích tín dụng

Nhiệm vụ chính là phân tích và lập tờ trình đề xuất tín dụng theo đúng phạm vi và công việc cần phải được phê duyệt, đánh giá cũng như phân tích hồ sơ tín dụng có nguy cơ nợ xấu hay những biện pháp kiểm tra tín dụng theo yêu cầu của cấp trên để giải quyết vấn đề liên quan tới quá trình cho vay.

Nhân viên thanh toán quốc tế

Chính là những người trực tiếp tiếp nhận hóa đơn của những doanh nghiệp kiểm tra và xem xét tài chính tiến hành thanh toán cho khách hàng.

Cấu thành tội phạm làm giả hồ sơ

Theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hinhhf sự 2015:

Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

…”

Làm giả tài liệu, hồ sơ, giấy tờ là làm cho những hồ sơ, giấy tờ giống như thật từ nội dung đến hình thức. Và người làm giả giấy tờ là những người không có thẩm quyền cấp những tài liệu, hồ sơ, giấy tờ đó. Một người bị coi là phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức phải đảm bảo 4 yếu tố sau: 

  • Chủ thể: là bất kì ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định tại điều 12 Bộ luật Hình sự 2015. Theo quy định pháp luật, người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là những người từ đủ 14 tuổi trở lên. Và họ hoàn toàn có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình mà không mắc bênh như tâm thần, mộng du, viêm màng não,…
  • Khách thể: Những quan hệ xã hội xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính Nhà nước. Hành vi đó làm cho hoạt động của cơ quan, tổ chức Nhà nước bị suy yếu, mất uy tín.
  • Mặt chủ quan:

Xét về tính chất lỗi: Căn cứ vào hành vi khách quan, tên tội danh, người phạm tội này thường thực hiện với hình thức lỗi cố ý. Người này đã nhận thức được hành vi của mình là làm giả con dấu, tài liệu, hồ sơ, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, thấy trước được hậu quả của hành vi đó gây ra và mong muốn nó được xảy ra hoặc không mong muốn xảy ra nhưng mặc kệ cho hành vi đưa và nhận hối lộ xảy ra và chấp nhận hậu quả. 

– Mục đích: Người phạm tội thực hiện thường với mục đích nhằm lừa dối cá nhân khác, các cơ quan, tổ chức về một việc nào đó. 

– Động cơ: Để trả thù, trục lợi, đạt thành tích cá nhân hay vì một lợi ích vật chất khác,…

Tuy nhiên, động cơ và mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc khi xác định cấu thành tội phạm. Nhưng nếu xác định thêm được hai yếu tố này thì sẽ giúp cho cơ quan có thẩm quyền xác định đúng người, đúng tội danh.

  • Mặt khách quan:

– Hành vi khách quan: Người phạm tội thực hiện một trong hai hành vi sau: 

     + Làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức: Đây là trường hợp những người không có thẩm quyền đã làm giả một phần hoặc toàn bộ con dấu, tài liệu, hồ sơ, giấy tờ của cơ quan, tổ chức y như thật.

     + Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức: Đây là trường hợp một người không làm nhưng sử dụng con dấu hay những tài liệu giả của cơ quan tổ chức đã làm sẵn để thực hiện một giao dịch, hợp đồng nào đó. Với mục đích là để lừa dối đối tác giao dịch là cá nhân, cơ quan, tổ chức khác như những con dấu, tài liệu thật của người có thẩm quyền cấp. 

– Hậu quả: Đây không phải là điều kiện đủ để cấu thành tội phạm làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Khi xét về mặt khách quan, chúng ta không nhất thiết phải đề cập đến hậu quả của hành làm giả này. Chỉ những hậu quả nào đặc biệt nghiêm trọng thì mới đề cập đến như: ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của người khác, gây mất trật tự an ninh an toàn xã hội, gây thiệt hại về tài sản công,…     

Ví dụ: Trường hợp anh A đã lẻn vào phòng của anh B (trưởng phòng kinh doanh) để lấy con dấu đóng vào bản xác nhận hợp đồng trái phép, làm cho công ty bị thiệt hại nặng nề, danh dự của anh B cũng bị xâm hại, anh B đã bị buộc thôi việc và phải bồi thường một khoản tiền lớn cho công ty.

Nhân viên ngân hàng làm giả hồ sơ
Nhân viên ngân hàng làm giả hồ sơ

Nhân viên ngân hàng làm giả hồ sơ sẽ bị xử lý như thế nào?

Việc làm giả hồ sơ vay vốn tức là có thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản ngay từ ban đầu của đối tượng trên, do đó với hành vi này thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mời bạn xem thêm bài viết

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ luật hình sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Nhân viên ngân hàng làm giả hồ sơ“. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến vấn đề tư vấn pháp lý về thủ tục ra tòa ly hôn. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102. để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Nhân viên ngân hàng làm giả con dấu bị tội gì?

Tại Điều 341 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì hành vi sử dụng con dấu được ghép với một tội danh dầy đủ là “tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”. Theo đó tội này được hiểu như sau: Tội làm giả con dấu là hành vi tạo ra con dấu giả mạo, không phải do cơ quan có thẩm quyền làm ra.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu thì “con dấu” được định nghĩa là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước.

Xử phạt hành chính hành vi giả mạo chữ ký của nhân viên ngân hàng như thế nào?

Căn cứ vào từng tính chất của từng vụ việc, mục đích của hành vi giả mạo chữ ký mà người giả mạo chữ ký có thể bị xử lý bằng các biện pháp xử phạt hành chính được quy định tại Điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 gồm:
– Cảnh cáo
– Phạt tiền
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính
– Trục xuất
Ngoài ra trong một số trường hợp cụ thể, pháp luật có những quy định riêng như:
 – Trong lĩnh vực tư pháp, Nghị định 82/2020/NĐ-CP  quy định sẽ phạt tiền Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau “giả mạo chữ ký của người yêu cầu công chứng”.;
– Theo quy định về quyền tác giả, Điều 19 Nghị định 131/2013/NĐ-CP 2013 quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm;
– Trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, Điều 45 Nghị định 110/2013/NĐ-CP 2013 quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối hành vi giả chữ ký của người có quyền yêu cầu đăng ký trong đơn yêu cầu đăng ký hoặc văn bản thông báo.

Giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng làm giả và sử dụng giấy tờ giả?

Trước hết, các cơ quan chức năng cần quan tâm và quyết liệt hơn nữa trong việc rà soát, thanh tra, kiểm tra, để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm, tăng cường tính giáo dục, răn đe và phòng ngừa vi phạm.
Mặt khác, cần đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ hiện đại trong việc làm và quản lý các loại giấy tờ, tài liệu của các cơ quan, tổ chức và công dân. Đơn cử như việc triển khai áp dụng thẻ bảo hiểm y tế điện tử; Căn cước công dân gắn chíp; số hoá các thông tin, tài liệu, giấy tờ, xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước.v.v.. Điều này sẽ không chỉ giúp phòng, chống, hạn chế vấn nạn sử dụng giấy tờ, tài liệu giả mà còn góp phần đơn giản hoá thủ tục hành chính, cũng như nhiều lợi ích to lớn khác. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp luật có liên quan, để đảm bảo tốt hơn tính thống nhất trong quy định và việc áp dụng pháp luật. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.