Trần Minh Hải, 39 tuổi, cán bộ đô thị, bị bắt với cáo buộc nhận 50 triệu đồng; để làm ngơ cho người phụ nữ xây nhà trái phép. Vậy Nhận hối lộ để bảo kê xây nhà trái phép bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu
Theo cơ quan điều tra, Hải ra giá 50 triệu đồng, yêu cầu chủ đất khi xây nhà phải quây tôn xung quanh để tránh bị cơ quan chức năng phát hiện. Thuận đã đưa cho Hải 30 triệu đồng, phần còn lại sẽ gửi khi làm nhà xong.
Hôm 20/11, công an phường phát hiện nhà Thuận xây trái phép, quay video ghi nhận sự việc. Theo hướng dẫn của Hải, Thuận bỏ 10 triệu đồng vào phong bì kẹp vào xấp giấy mang đến trụ sở công an phường đưa cho cảnh sát nói “tài liệu UBND phường nhờ gửi” rồi ra về.
Cán bộ công an sau đó yêu cầu Thuận đến nhận lại phong bì tiền nhưng chị này không thực hiện nên báo cáo cấp trên.
Biết Thuận bị triệu tập, Hải ra đầu thú, khai nhận hành vi.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Nội dung tư vấn
Tham nhũng, nhận hối lộ đã và đang là vấn đề nóng của xã hội. Những năm gần đây; Chính phủ rất quyết liệt trong việc bài trừ tham nhũng, thanh lọc bộ máy Nhà nước.
Nhận hối lộ là gì?
Là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian; nhận hoặc sẽ nhận các lợi ích về vật chất, tinh thần cho chính bản thân người đó hoặc cho tổ chức khác; để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Nhận hối lộ là một trong những hành vi tham nhũng gây nguy hiểm cho xã hội; xâm phạm hoạt động bình thường của cơ quan tổ chức; làm suy thoái, ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ; cũng như hoạt động quản lý nhà nước.
Cấu thành tội phạm Tội nhận hối lộ
Khách thể của tội phạm
Tội nhận hối lộ trực tiếp xâm phạm sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội.
Đối tượng của tội nhận hối lộ phải là tiền của, tài sản hoặc những giấy tờ có giá trị tài sản. Trường hợp người có chức vụ không nhận tiền của, tài sản mà nhận tình cảm của người khác giới thì không coi là nhận hối lộ.
Mặt khách quan của tội phạm
Có hành vi ” nhận” của hối lộ từ người khác nhằm làm hoặc không làm một việc gì đó vì mục đích vụ lợi, người nhận hối lộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận tiền của hoặc lợi ích vật chất khác dưới vất kỳ hình thức nào để làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu hoặc vì lợi ích của người đưa hối lộ.
Hành vi nhận hối lộ được thực hiện trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác nhau (trường hợp sẽ nhận là trường hợp người có chức vụ chưa nhận tiền của hối lộ nhưng có căn cứ cho rằng đã có sự thỏa thuận về việc nhận hối lộ sau khi thực hiện xong một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ
Chủ thể của tội phạm
Là người có chức vụ quyền hạn ở khu vục Nhà nước hoặc trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước. Người phạm tội nhận hối lộ lợi dụng chức vụ; quyền hạn để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác.
Mặt chủ quan của tội phạm
Mặt chủ quan của tội phạm được thể hiện do hình thức lỗi cố ý trực tiếp.
Người phạm tội nhận thức được họ là người có chức vụ, quyền hạn tuy nhiên họ lại lợi dụng chính chức vụ, quyền hạn của mình để nhận tiền hối lộ của người khác. Nhận thấy đây là hành vi trái với pháp luật, đi ngược lại với đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, người phạm tội vẫn mong muốn nhân được tiền của hối lộ, thậm chí còn có những hành vi vòi vĩnh, hay gợi ý, nhũng nhiễu đối với người đưa hối lộ.
Nhận hối lộ để bảo kê xây nhà trái phép bị xử lý như thế nào?
Tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 354 Bộ luật hình sự năm 2015. Có các khung hình phạt cụ thể sau:
Khung 1
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Lợi ích phi vật chất.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Có tổ chức;
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
- Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
Khung 3
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
Khung 4
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Xử lý kỷ luật người nhận hối lộ
Căn cứ Nghị định 112/2020/NĐ-CP, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định về phòng, chống tham nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị áp dụng thức thức kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
Đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức.
Trường hợp công chức, viên chức phạm tội nhận hối lộ bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
Giải quyết vấn đề
Như vậy, Hải có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; về Tội nhận hối lộ quy định tại Điều 354 Bộ luật hình sự. Với số tiền 50.000.000 Hải có thể nhận hình phạt là phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Và Hải sẽ bị xử lý kỷ luật theo nghị định 112/2020/NĐ-CP. Vụ việc đang được điều tra làm rõ.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hình phạt tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ
- Nhận quà quê từ nhân viên cấp dưới có phạm tội nhận hối lộ không?
- Hành vi môi giới hối lộ bị xử lý như thế nào theo quy định?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Nhận hối lộ để bảo kê xây nhà trái phép bị xử lý như thế nào?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Đưa hối lộ, được hiểu là hành vi đưa tiền, tài sản; hoặc lợi ích vật chất khác (của hối lộ) dưới bất kỳ hình thức nào cho người có chức vụ, quyền hạn để họ làm; hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Người bị kết án tử hình về tội nhận hối lộ mà đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì không bị thi hành án tử hình.
Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ”
Tức là nếu việc đưa hối lộ mà người đưa hối lộ chủ động khai báo cho cơ quan chức năng; thì có thể được cơ quan tố tụng xem xét để miễn trách nhiệm hình sự đối với hành vi này.