Nhà tập thể có phải đóng thuế không?

01/03/2023
Nhà tập thể có phải đóng thuế không?
251
Views

Xin chào Luật sư. Gia đình tôi mới được một người bác tặng cho lại một căn nhà tập thể tại quận Đống Đa. Căn nhà tập thể này là ngày trước bác tôi được cơ quan phân cho sử dụng từ năm 1990 đến nay, tôi có thắc mắc rằng theo quy định hiện nay nhà tập thể có phải đóng thuế không? Căn nhà này chưa làm sổ đỏ, hiện nay tôi muốn làm sổ đỏ thì có được không và sẽ cần đóng những loại phí nào? Mong được luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Nhà tập thể là gì?

Hiểu đơn giản, nhà tập thể chính là những khu nhà ở được chia thành nhiều căn hộ khác nhau. Toà nhà đó thuộc quyền sở hữu và quản lý của nhà nước.

Thông thường, những căn hộ tập thể sẽ được nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị, công ty hoặc nhà máy phân cho cán bộ của mình. Từ đó, để hỗ trợ họ một cách tốt nhất trong việc ổn định nơi ở để có thể hoàn thành công việc được giao.

Đối tượng nộp thuế nhà đất

– Đối tượng nộp thuế nhà đất chính là người có quyền sở hữu hoặc có quyền sử dụng đất nằm trong diện chịu thuế. Khi có sự chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các cá nhân tổ chức nhận chuyển nhượng sẽ phải tìm những chịu trách nhiệm nộp thuế nhà đất theo quy định.

– Hằng năm, người nộp thuế nộp thuế nhà đất vào 2 kỳ, chậm nhất vào ngày 30 tháng 5 đối với kỳ đầu tiên và 30 tháng 10 đối với kỳ thứ hai. Người nộp thuế có thể nộp hai lần trong một năm hoặc nộp một lần cho cả năm vào kỳ nộp thuế đầu tiên.

– Một số doanh nghiệp áp dụng phương pháp nộp thuế theo chu kỳ ổn định (5 năm một lần) thì nộp chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 của năm đề nghị. Trong trường hợp phát hiện nộp thừa thuế nhà đất, số tiền thừa sẽ được chuyển sang kỳ nộp thuế tiếp theo.

Nhà tập thể có phải đóng thuế không?

Thông thường, nhà tập thể sẽ được nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị, công ty hay nhà máy phân cho các công nhân viên cán bộ của mình để hỗ trợ họ một cách tốt nhất trong việc ổn định nơi ở để hoàn thành công việc được giao.

Khoản 1 điều 2 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010, đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị thuộc đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

Nhà tập thể có phải đóng thuế không?
Nhà tập thể có phải đóng thuế không?

Điểm b khoản 2 điều 6 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 quy định: Đối với đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư bao gồm cả trường hợp vừa để ở, vừa để kinh doanh thì diện tích đất tính thuế được xác định bằng hệ số phân bổ nhân với diện tích nhà của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

Vì vậy nhà tập thể vẫn phải đóng thuế sử dụng đất

Những đối tượng nào được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?

– Đất của dự án đầu tư tại nơi có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, dự án đầu tư nằm trong lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; đất doanh nghiệp sử dụng trên 50% số lao động là bệnh binh, thương binh

– Đất dùng để thực hiện xã hội hóa với các hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề, giáo dục, văn hóa, môi trường, thể thao

Nhà tập thể có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không?

Theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 quy định về các trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất như sau

– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

+ Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

+ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

+ Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

+ Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

– Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

– Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Như vậy, theo quy định nêu trên nhà tập thể được cấp giấy chứng nhận, ngoài tiền sử dụng đất không phải nộp, bạn sẽ phải nộp lệ phí cấp Giấy Chứng Nhận, lệ phí trước bạ theo quy định.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Nhà tập thể có phải đóng thuế không?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn thỏa thuận bồi thường thu hồi đất cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Làm sổ đỏ cho nhà tập thể sẽ phải nộp những khoản lệ phí nào?

Dưới đây là một số khoản thuế, phí chính khi làm sổ đỏ cho căn hộ tập thể:
– Thuế thu nhập cá nhân;
– Lệ phí trước bạ;
– Phí thẩm định hồ sơ;
– Phí cấp đổi phôi sổ đỏ (trong trường hợp đã được cấp sổ đỏ và có nhu cầu cấp đổi phôi sổ mới);
– Phí đăng ký biến động;

Nhà tập thể có những hạn chế nào?

Tuổi căn hộ tập thể quá lớn
Việc xây nhà tập thể cho cán bộ hoặc công nhân viên nhà nước đã dừng lại từ rất lâu. Chính vì vậy mà loại hình nhà ở này đều có tuổi rất cao. Tất cả đều từ 20 năm đến 30 năm trở lên. Cá biệt, đã có những căn hộ đã đi vào sử dụng hơn 50 năm.
Với tuổi thọ như vậy, khó lòng tránh được tình trạng các dự án bị xuống cấp. Mọi người cần phải thực sự chú ý lựa chọn khi tìm nhà tập thể. Nếu không, mọi người có thể gặp nhiều vấn đề nguy hiểm và mất nhiều tiền cải tạo sau khi mua căn hộ tập thể.
Ở nhà tập thể không có nhiều tiện ích
Một trong những ưu điểm nổi trội của các căn hộ chung cư đó chính là có nhiều tiện ích chung. Như thang máy, khu vui chơi, nhà cộng đồng hay siêu thị,v.v… Ở nhà tập thể, bạn sẽ không tìm thấy các tiện ích này.
Đây được xem là một nhược điểm khá lớn khiến các căn hộ tập thể chưa thực sự hút khách. Mọi người nên xem xét kỹ lưỡng khi có ý định lựa chọn loại hình căn hộ này. Vì đời sống ngày càng phát triển nên nhu cầu của người dân cũng tăng lên, vì thế mà dịch vụ tiện ích là vấn đề mà mọi người quan tâm rất nhiều khi lựa chọn nhà ở.

Cần đáp ứng điều kiện gì để được mua nhà tập thể cũ?

Về các điều kiện mua bán nhà tập thể cũ, tại Khoản 2 và Khoản Điều 63 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về Đối tượng, điều kiện được mua và điều kiện bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước. Khoản 2 điều luật trên quy định “Người mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có hợp đồng thuê nhà ở ký với đơn vị quản lý vận hành nhà ở và có tên trong hợp đồng thuê nhà ở này (bao gồm người đại diện đứng tên hợp đồng thuê nhà ở và các thành viên có tên trong hợp đồng thuê nhà từ đủ 18 tuổi trở lên); trường hợp có nhiều thành viên cùng đứng tên trong hợp đồng thuê nhà ở thì các thành viên này phải thỏa thuận cử người đại diện đứng tên ký hợp đồng mua bán nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở;
b) Đã đóng đầy đủ tiền thuê nhà ở theo quy định trong hợp đồng thuê nhà ở và đóng đầy đủ các chi phí quản lý vận hành nhà ở tính đến thời điểm ký hợp đồng mua bán nhà ở;
c) Phải có đơn đề nghị mua nhà ở cũ đang thuê.”

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.