Thực hiện các chính sách và mục tiêu phát triển nhà ở là đầu tư xây dựng mới nhà ở; bảo đảm cho công dân có chỗ ở phù hợp với khả năng thu nhập. Từng bước cải thiện chỗ ở của các tầng lớp dân cư; thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường bất động sản; góp phần phát triển đô thị và nông thôn theo hướng văn minh; hiện đại và phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc. Việc đầu tư tạo lập các công trình nhà ở thương mại đã thể hiện được các chủ trương đó. Vậy nhà ở thương mại là gì? Có đặt ra điều kiện mua như điều kiện mua nhà ở xã hội không?
Mời bạn đọc cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề Nhà ở thương mại là gì?
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Nhà ở thương mại là gì
Trước khi tìm hiểu khái niệm nhà ở thương mại là gì ta cần hiểu rõ khái niệm “Nhà ở”. Theo khoản 1 Điều 3 Luật nhà ở 2014; thì “Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân”. Theo đó; nhà ở phải đáp ứng các nhu cầu tối thiểu như phòng ngủ, nhà bếp, nhà vệ sinh,… Phải đáp ứng các quy chuẩn về mặt kỹ thuật; nhằm đảm bảo an toàn sinh mạng và sức khoẻ cho người sử dụng.
Tóm lại; nhà ở là công trình xây dựng gắn liền với đất; có không gian làm nơi cư trú, sinh sống cho các cá nhân; hộ gia đình. Nhà ở là loại tài sản bất động sản có giá trị lớn; có thể được phân thành nhiều loại trong đó có nhà ở thương mại. Vậy nhà ở thương mại là loại nhà ở như thế nào? Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi!
Khái niệm nhà ở thương mại
Theo khoản 4 Điều 3 Luật nhà ở 2014: “Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường”.
Nhà ở thương mại là nhà ở do các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển để bán, cho thuê theo nhu cầu của thị trường. Không giống với các loại nhà ở khác; nhà ở thương mại được đầu tư xây dựng là để kinh doanh (mua bán, cho thuê) nhằm mục đích lợi nhuận. Tìm kiếm lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các nhà đầu tư khi bỏ vốn ra đầu tư phát triển nhà ở thương mại; nếu không xuất phát từ mục tiêu đó nhà ở được tạo lập sẽ không được gọi là nhà ở thương mại mà sẽ được gọi với một tên khác.
Trong điều kiện hiện nay; Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức; cá nhân thuộc các thành phần kinh tế phát triển nhà ở thương mại; nhằm đáp ứng nhu cầu chỗ ở và chất lượng nhà ở ngày càng cao của nhân dân.
Đặc điểm của nhà ở thương mại là gì
Bên cạnh các đặc điểm chung của nhà ở; nhà ở thương mại còn có một số đặc điểm riêng cơ bản sau đây:
- Về hình thức tạo lập: Nhà ở thương mại được hình thành chủ yếu do chủ đầu tư kinh doanh. Chủ thể kinh doanh nhà ở thương mại là người có giấy phép kinh doanh nhà ở thương mại; bỏ vốn đầu tư thông qua hình thức xây dựng hoặc mua lại; thuê lại, thuê mua lại nhà ở của tổ chức, cá nhân.
- Về mục đích: Nhà ở thương mại là đối tượng của hoạt động kinh doanh; nhằm mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư kinh doanh nhà ở thương mại. Điều này có nghĩa là chủ sở hữu nhà ở thương mại không sử dụng vào mục đích để ở; mà bán, cho thuê, cho thuê mua hoặc bán lại, cho thuê lại; cho thuê mua lại cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu để thu lợi nhuận.
- Giao dịch bán, cho thuê; cho thuê mua nhà ở thương mại được xác lập giữa chủ đầu tư kinh doanh hoặc chủ sở hữu nhà ở thương mại với tổ chức; cá nhân có nhu cầu; dựa trên cơ sở giá cả hình thành bởi cơ chế thị trường. Điều này có nghĩa là việc bán, cho thuê; cho thuê mua nhà ở thương mại dựa trên các quy luật cơ bản của kinh tế thị trường.
- Đối tượng mua, thuê; thuê mua nhà ở thương mại là bất cứ tổ chức; cá nhân nào có đủ năng lực tài chính; đáp ứng các yêu cầu của chủ sở hữu nhà ở thương mại cũng như điều kiện về giá cả do cơ chế thị trường xác định.
Đặc điểm của kinh doanh nhà ở thương mại là gì
- Thị trường kinh doanh nhà ở thương mại có sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực; địa phương trong cả nước.
- Ở các đô thị; vùng ven đô hoặc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội phát triển; thì kinh doanh nhà ở thương mại chủ yếu tập trung vào nhà chung cư; nhà cao tầng. Bởi lẽ; đây là những khu vực có tốc độ tăng dân số rất nhanh; trong khi quỹ đất đai lại có hạn.
- Kinh doanh nhà ở thương mại ngày càng chú trọng đến việc hoàn thiện đồng bộ các cơ sở hạ tầng; nhằm mang lại sự tiện ích tối đa cho khách hàng; nhất là môi trường sống “xanh – sạch – đẹp”.
- Kinh doanh nhà ở thương mại cố gắng đáp ứng ở mức độ cao nhất các nhu cầu; khả năng tài chính; sở thích khác nhau của khách hàng; bằng việc tung ra thị trường các sản phẩm nhà ở thương mại với chủng loại; mẫu mã đa dạng, phong phú.
- Để thu hút sự quan tâm và đáp ứng thị hiếu của khách hàng; chủ đầu tư kinh doanh nhà ở thương mại thường đầu tư xây dựng nhà ở thương mại tại các vị trí đắc địa, vị trí vàng; giao thông đi lại thuận tiện cho việc sinh sống, làm việc, kinh doanh, dịch vụ.
Ưu nhược điểm của nhà ở thương mại
Ưu điểm của nhà ở thương mại là gì
Sở hữu vị trí đẹp, thuận tiện cho kinh doanh: các căn hộ thương mại vừa có thể làm nhà ở vừa dùng để kinh doanh; thường được đặt ở vị trí thuận lợi; nhiều người qua lại; tại các khu vực động dân cư, khu vực mặt đường, nơi trung tâm có lượng tiêu thụ dùng cao.
Thiết kế riêng biệt và nổi bật: thiết kế phải riêng biệt và nổi bật. Môi trường sống tại các dự án chung cư thương mại cũng đầy đủ tiện ích và ổn định về an ninh hơn so với những khu nhà trọ bình dân. Gia chủ cũng có thể dễ dàng sang nhượng căn hộ do sức cầu về loại hình nhà ở này thường ở mức cao; đặc biệt là tại các thành phố lớn.
Nhược điểm của nhà ở thương mại là gì
Mức giá khá cao: Là loại hình có nhiều ưu điểm khác nhau; nổi bật cả vị trí và thiết kế; số lượng lại ít nên việc giá cao là việc không thể tránh khỏi.
Hạn chế về quyền sở hữu: căn hộ thương mại theo quy định sẽ được cấp sổ hồng nhưng chỉ có thể sử dụng tối đa là 50 năm; vì thời gian có hạn nên đây là hạn chế khá lớn.
Người mua cần lưu ý trước khi mua nhà ở thương mại; vì không loại trừ trường hợp chủ đầu tư xây dựng dự án khác với thiết kế; chất lượng chưa đồng bộ như dịch vụ điện, nước, internet…
Có thể bạn quan tâm
- Có được bán lại nhà ở xã hội theo quy định?
- Chế độ nhà ở cho quân nhân mới nhất
- Mức thu lệ phí cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ là bao nhiêu?
Như vậy; 1 lần nữa khẳng định “Nhà ở thương mại” là nhà ở do các tổ chức; cá nhân đầu tư phát triển để bán; cho thuê theo nhu cầu của thị trường nhằm mục đích lợi nhuận.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Nhà ở thương mại là gì?“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 Điều 3 Luật nhà ở 2014; thì “Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cả nhân”.
Nhà ở thương mại là 1 biện pháp quan trọng nhằm xóa bỏ bao cấp về nhà ở; thực hiện xã hội hóa nhà ở. Tổ chức; cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước có đăng ký kinh doanh nhà ở hoặc có Giấy chứng nhận đầu tư đều được quyền tham gia đầu tư phát triển nhà ở thương mại.
Khi tham gia đầu tư phát triển nhà ở thương mại; các tổ chức và cá nhân phải thực hiện các quy định về phát triển nhà ở theo dự án; bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ; quy hoạch chi tiết của dự án; số lượng nhà ở bán; cho thuê; số lượng nhà ở đã bán, cho thuê, số lượng nhà ở còn lại, giá bán, giá cho thuê; phương thức thanh toán; thủ tục đăng ký mua, thuê nhà ở, điều kiện được mua, thuê nhà ở. Đồng thời; phải làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho người mua và bàn giao cho người mua.