Thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng có vai trò quan trọng trong hoạt động về dân sự. Thông qua việc thanh lý hợp đồng nói chung các bên sẽ xác nhận được mức độ đã thực hiện theo hợp đồng, theo thoả thuận ban đầu, từ đó xác định nghĩa vụ còn lại của các bên. Vậy thủ tục thanh lý hợp đồng ra sao? Pháp luật quy định về nguyên tắc thanh lý hợp đồng là gì? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Thanh lý hợp đồng khi nào?
Trên thực tế trong quy định pháp luật hiện nay không có định nghĩa ghi nhận về cụm từ thanh lý hợp đồng trong Bộ Luật Dân sự. Việc thanh lý hợp đồng được thực hiện rất thường xuyên và liên tục. Dựa trên những quy định, mục đích của thanh lý hợp đồng mà chúng tôi có thể đưa ra khái niệm của thanh lý hợp đồng.
Thanh lý hợp đồng được hiểu là biên bản ghi nhận của 02 bên tham gia hợp đồng, sau khi đã hoàn tất một công việc. Trong đó biên bản sẽ được hai bên tham gia xác nhận lại về các điều khoản, nội dung công việc đã được thực hiện đúng như cam kết hợp đồng chưa và các phát sinh nếu có sau quá trình đã hoàn thành công việc và biên bản này được đồng ý ký tên từ 02 chủ thể ký kết hợp đồng.
Thanh lý hợp đồng được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
+ Hợp đồng đã hoàn thành theo đúng tiến độ, yêu cầu, điều khoản của 02 bên;
+ Theo thỏa thuận các bên muốn chấm dứt hợp đồng để thanh lý;
+ Chủ thể giao kết hợp đồng mất hoặc trường hợp pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
+ Hợp đồng bị hủy bỏ hoặc bị đơn phương chấm dứt thực hiện do một trong các bên tự chấm dứt;
+ Hợp đồng không thể thực hiện do đối tượng của hợp đồng không còn nữa;
+ Hợp đồng chấm dứt do hoàn cảnh thay đổi cơ bản;
+ Trường hợp khác do pháp luật quy định.
Mục đích của việc thanh lý hợp đồng
Thanh lý hợp đồng hiện chưa được ghi nhận trong các văn bản pháp luật. Song vẫn được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm chú trọng và thực hiện rất phổ biến. Bởi:
Thông qua việc các bên thực hiện thanh lý hợp đồng thì qua đó các bên sẽ xác nhận mức độ công việc mình đã hoàn thành được đến đâu, có đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chí trong hợp đồng hay không.
Từ đó xác định nghĩa vụ và trách nhiệm, hậu quả của các bên sau khi thực hiện thanh lý hợp đồng. Ngoài ra, tính từ thời gian các bên đã ký vào biên bản thanh lý thì quan hệ hợp đồng coi như đã được chấm dứt và các bên cần nhanh chóng hoàn thành nghĩa vụ tồn đọng của hợp đồng nếu có.
Đồng thời, việc thanh lý còn hạn chế được các tranh chấp về sau cũng như là cơ sở để giải quyết phát sinh về các tồn đọng khi mà các bên vẫn cố tình không thực hiện nốt nghĩa vụ hợp đồng đã được ghi nhận trong biên bản thanh lý hợp đồng.
Điều kiện để thanh lý hợp đồng theo quy định?
Mặc dù không có quy định nào trực tiếp nêu rõ điều kiện thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên, về nguyên tắc Bộ luật dân sự luôn tôn trọng nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận miễn là không trái quy định của pháp luật theo quy định tại điều 3 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
“1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
Nguyên tắc thanh lý hợp đồng theo quy định hiện hành
Về nguyên tắc khi thanh lý hợp đồng được quy định tại điều 422 của Bộ Luật Dân sự, cụ thể như sau:
Điều 422. Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
7. Trường hợp khác do luật quy định.
Quy trình thực hiện thanh lý hợp đồng
Thủ tục thanh lý, chấm dứt hợp đồng được phân chia làm 02 trường hợp
Các bên thỏa thuận thanh lý, chấm dứt hợp đồng
Khi chấm dứt hợp đồng dạng này do có sự đồng nhất của các bên; và thường áp dụng khi hợp đồng hoàn thành hoặc các bên không có nhu cầu tiếp tục hợp đồng. Do vậy thủ tục thông báo để thanh ký, chấm dứt hợp đồng khá đơn giản; và không bị gò ép của quy định về nghĩa vụ; báo trước hay đối soát công nợ về nghĩa vụ còn lại.
Đơn phương yêu cầu hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo ý chí của một bên
Khi một bên trong hợp đồng đơn phương hủy bỏ, chấm dứt; hợp đồng thì căn cứ vào những điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng mà bên đơn phương cần
– Trường hợp hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo đúng nội dung đã thỏa thuận; trong hợp đồng đã ký thì bên đơn phương hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng; gửi thông báo cho đối tác trong đó lưu ý thời điểm chấm dứt nên để sau khoảng 15 ngày kể từ ngày thông báo.
– Trường hợp hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo theo các trường hợp ngoài thỏa thuận trong hợp đồng thì cần căn cứ quy định của Điều 424, 425, 426 Bộ luật dân sự 2015 để đảm bảo thực hiện quy trình đúng luật.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
- Bên cầm giữ tài sản có quyền được bán tài sản không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Nguyên tắc thanh lý hợp đồng theo quy định hiện hành năm 2022“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký lại khai sinh hay tải xuống tờ đăng ký lại khai sinh… của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Biên bản thanh lý hợp đồng là biên bản ghi nhận sau khi hoàn tất một công việc bất ký được 02 bên tham gia xác nhận lại khối lượng, chất lượng, các vấn đề phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó và hai bên cùng đồng ý ký tên.
Nội dung trong thanh lý hợp đồng cần nêu rõ hai nội dung sau:
– Thứ nhất là về việc công ty bạn đã thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán, hai bên cam kết sau này không thể có tranh chấp xảy ra đối với nội dung này;
– Thứ hai, về nghĩa vụ bảo hành, hai bên thỏa thuận nghĩa cụ bảo hành của bên bán vẫn tiếp tục còn hiệu lực sau khi hai bên ký biên bản thanh lý hợp đồng và kéo dài cho đến hết thời hạn bảo hành theo thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng cung cấp hàng hóa. Nếu trong hợp đồng cung cấp hàng hóa chưa quy định chi tiết điều này, trong biên bản thanh lý phải làm rõ và hai bên phải cùng đồng ý với những nội dung này.
Thanh lý hợp đồng không phải quy định bắt buộc. Nếu các bên có thỏa thuận thì thực hiện thanh lý hợp đồng theo thỏa thuận của các bên.
Trong trường hợp này, các bên sẽ soạn thảo dự thảo biên bản thanh lý hợp đồng đến khi đạt được thống nhất ý kiến của các bên thì sẽ tiến hành ký biên bản thanh lý hợp đồng.
Sau khi thanh lý hợp đồng, quyền, nghĩa vụ của các bên thực hiện theo biên bản thanh lý này.
Riêng trường hợp đơn phương thanh lý hợp đồng, bên đơn phương cũng phải căn cứ vào các điều khoản tại hợp đồng trước đó