Người tham gia tố tụng hình sự

09/12/2021
Người tham gia tố tụng hình sự.
469
Views

Bộ luật tố tụng hình sự đã dành chương IV quy định về người tham gia tố tụng. Việc quy định cụ thể từng tư cách tham gia tố tụng; quyền, nghĩa vụ của từng chủ thể đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ quyền con người; quyền công dân trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Người tham gia tố tụng hình sự liên quan đến vụ án

  • Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp: là người đã có lệnh giữ của người có thẩm quyền.
  • Người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã.
  • Người bị tạm giữ: là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp,  phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.
  • Bị can: là người đã bị khởi tố về hình sự. Tức là cơ quan có thẩm quyền đã có đủ tài liệu; chứng cứ xác định họ phạm tội và ra quyết định khởi tố bị can đối với họ.
  • Bị cáo: là người bị tòa án quyết định đưa ra xét xử sau khi bị Viện kiểm sát truy tố.
  • Bị hại: là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản do tội phạm gây ra.
  • Nguyên đơn dân sự: là cá nhân, cơ quan, tổ chức; bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.
  • Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định; chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
  • Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án: là người có quyền lợi; nghĩa vụ liên quan bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng.

Người tham gia tố tụng hình sự khác

Người tham gia tố tụng hình sự khác bao gồm:

  • Người bào chữa: là người được các cơ quan tiến hành tố tụng chứng nhận tham gia tố tụng. Để làm sáng tỏ những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị tạm giữ; bị can; bị cáo; và giúp đỡ họ về mặt pháp lý.
  • Người bảo vệ quyền lợi của đương sự: là người được các cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho bị hại; nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.
  • Người làm chứng: là người biết các tình tiết liên quan đến vụ án; và được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập; khai báo về những sự việc cần xác minh trong vụ án.
  • Người giám định: là người có kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần giám định; được cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu theo quy định của pháp luật.
  • Người phiên dịch: là người biết những ngôn ngữ cần thiết cho việc giải quyết vụ án; được các cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu tham gia tố tụng; trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt.
  • Người chứng kiến: là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu; chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự.
  • Người định giá tài sản: là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực giá; được  cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; người tham gia tố tụng yêu cầu định giá tài sản theo quy định của pháp luật

Người bào chữa không được tham gia tố tụng hình sự

Những người sau đây không được  bào chữa:

  • Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó.
  • Người tham gia vụ án tố tụng hình sự đó với tư cách là người làm chứng; người giám định; người định giá tài sản; người phiên dịch; người dịch thuật.
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người bị kết án mà chưa được xoá án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; cơ sở giáo dục bắt buộc.

Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng hình sự

Người bào chữa tham gia tố tụng hình từ khi khởi tố bị can.

Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.

Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia; Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

Thủ tục đăng ký người bào chữa

Người bào chữa là một trong số những người tham gia tố tụng hình sự cần phải đăng ký.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ theo quy định. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ; thấy không thuộc trường hợp bị từ chối việc đăng ký bào chữa thì vào sổ đăng ký bào chữa; gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa; cơ sở giam giữ; và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án. Nếu xét thấy không đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa; và phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư 247 về vấn đề “Người tham gia tố tụng hình sự. ”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Người bào chữa là ai?

Người bào chữa là :
– Luật sư.
– Trợ giúp viên pháp lý.
– Bào chữa viên nhân dân.
– Người đại diện của người bị buộc tội.

Trường hợp được từ chối người bào chữa

– Người bị buộc tội.
-Người đại diện của người bị buộc tội.
– Người thân thích của người bị buộc tội.

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng từ chối việc đăng ký bào chữa khi nào

– Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 của bộ luật tố tụng hình sự.
– Người bị buộc tội thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa từ chối người bào chữa.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận