Những người tham gia tố tụng theo quy định hiện hành bao gồm những ai? Và được pháp luật quy định như thế nào? Chắc hẳn có rất nhiều người quan tâm đến vấn đề này. Để giải đáp cho những thắc mắc này; hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu về “Người tham gia tố tụng dân sự”.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm người tham gia tố tụng dân sự
Người tham gia tố tụng dân sự là người tham gia vào việc giải quyết vụ việc dân sự; và thi hành án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác ;hoặc hỗ trợ tòa án; cơ quan thi hành án trong việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự.
Những người tham gia tố tụng dân sự gồm có đương sự; người đại diện của đương sự; người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự; người làm chứng; người giám định; người phiên dịch và người định giá tài sản. Những người tham gia tố tụng có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức đáp ứng được các điều kiện do pháp luật tố tụng dân sự quy định. Trong mỗi vụ việc dân sự; số lượng, thành phần những người tham gia tố tụng dân sự có thể khác nhau.
Người tham gia tố tụng dân sự
Người tham gia tố tụng dân sự là đương sự
a) Đương sự trong vụ án dân sự
– Nguyên đơn: là cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước.
– Nguyên đơn:
- Giả thiết có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặc tranh chấp.
- Tự mình khởi kiện hoặc được cá nhân, cơ quan tổ chức khác khởi kiện.
– Bị đơn:
- Giả thiết đã xâm phạm hoặc tranh chấp với quyền lợi của nguyên đơn; hoặc xâm phạm đến lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng.
- Bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khởi kiện.
– Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập.
b) Đương sự trong việc dân sự
- Người có yêu cầu là người tham gia tố tụng đưa ra yêu cầu giải quyết việc dân sự.
- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là người tham gia tố tụng; để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
– Năng lực chủ thể
- Năng lực pháp luật của đương sự: là khả năng pháp luật quy định cho các đương sự có quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự.
- Năng lực hành vi của đương sự: là khả năng bằng hành vi của mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự; hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện khi cần thiết.
– Đương sự là cá nhân
- Có năng lực hành vi tố tụng dân sự: cá nhân đủ 18 tuổi; có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.
- Không có năng lực hành vi tố tụng dân sự: dưới 18 tuổi; bị mất năng lực hành vi tố tụng dân sự.
- Ngoại lệ không có năng lực hành vi tố tụng dân sự: khoản 6 Điều 69 bộ luật tố tụng dân sự.
Người đại diện của đương sự
Người đại diện của đương sự gồm:
- Người đại diện theo pháp luật: là người tham gia tố tụng; để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo quy định của pháp luật.
- Người đại diện do Tòa án chỉ định: là người tham gia tố tụng; để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo sự chỉ định của Tòa án.
- Người đại diện theo ủy quyền: là người tham gia tố tụng; để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo sự ủy quyền của đương sự.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Là người tham gia tố tụng do đương sự nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; và được tòa án chấp nhận khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định.
Người tham gia tố tụng khác
Người tham gia tố tụng dân khác bao gồm:
- Người làm chứng
Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng.
- Người giám định
Người giám định là người có kiến thức; kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định mà Tòa án trưng cầu giám định; hoặc được đương sự yêu cầu giám định theo quy định tại Điều 102 của Bộ luật này.
- Người phiên dịch
Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt; và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn; hoặc các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn; và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch.
- Người đại diện
Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật Sư 247 về vấn đề “Người tham gia tố tụng dân sự.”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Có các quyền, nghĩa vụ của đương sự theo quy định.
– Thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện.
– Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
– Có các quyền, nghĩa vụ của đương sự theo quy định.
– Được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện.
– Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
– Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn. Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn.
– Đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đối với yêu cầu độc lập thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn.
Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của đương sự chính là khả năng pháp luật quy định cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức và các chủ thể khác có các quyền và nghĩa vụ Tố tụng dân sự.