Người tham gia hiến máu nhân đạo có quyền lợi gì khi tham gia hiến máu?

17/09/2022
Người tham gia hiến máu nhân đạo có quyền lợi gì khi tham gia hiến máu?
378
Views

Xin chào Luật Sư 247. Tôi tên là Trung Minh, sắp tới tôi có đi hiến máu tại viện huyết học truyền máu trung ương. Trước khi tham gia hiến máu tôi cần được biết những quyền lợi mà mình chắc chắn sẽ được hưởng bởi đây là máu của tôi, thời gian của tôi bỏ ra. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi người tham gia hiến máu nhân đạo có quyền lợi gì khi tham gia hiến máu không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Người tham gia hiến máu nhân đạo có quyền lợi gì khi tham gia hiến máu?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 26/2013/TT-BYT

Hiến máu là gì?

Cho đến nay, máu là loại chế phẩm sinh học duy nhất chưa thể tổng hợp nhân tạo được. Nói cách khác, khi bệnh nhân thiếu máu quá nặng, nguồn máu được bồi hoàn vào là hoàn toàn từ người hiến máu. Chính vì thế, hiến máu được xem là một nghĩa cử cao đẹp cho cộng đồng, là việc ý nghĩa thiết thực nhất mà một người có thể làm để giúp ích cho người khác.

Hiến máu chủ yếu là hiến hồng cầu. Máu gồm có huyết tương, chiếm 55% thể tích máu và các tế bào máu, chiếm 45% còn lại. Các tế bào máu gồm có hồng cầu, chiếm số lượng nhiều nhất, kế tiếp là bạch cầu và tiểu cầu. Đời sống của hồng cầu là khoảng 90 ngày, là dài nhất trong các tế bào máu. Đây là khoảng thời gian cần thiết để một hồng cầu sinh ra, thực hiện chức năng và bị tiêu hủy trong gan, lách. Nói một cách khác, mọi hồng cầu lưu hành trong máu đều lần lượt được tủy xương sinh ra và được thay thế đi sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Vậy nên, khi cho đi một phần lượng máu rất nhỏ trong cơ thể, đối với bản thân không gây ảnh hưởng gì, nhưng đối với người nhận lại là một “nguồn sống” mới.

Ngoài ra, các thành phần của máu cũng được sử dụng sau khi hiến như hiến tiểu cầu, hiến huyết tương… Tuy nhiên, số lượng các trường hợp cần hiến hồng cầu vẫn chiếm chủ yếu.

Người tham gia hiến máu nhân đạo có quyền lợi gì khi tham gia hiến máu?

Tại Điều 12 Thông tư 26/2013/TT-BYT quy định quyền lợi của người hiến máu, cụ thể như sau:

1. Được cung cấp thông tin về các dấu hiệu, triệu chứng bệnh lý do nhiễm các vi rút viêm gan, HIV và một số bệnh lây truyền qua đường máu khác.

2. Được giải thích về quy trình lấy máu, các tai biến không mong muốn có thể xảy ra, các xét nghiệm sẽ thực hiện trước và sau khi hiến máu.

3. Được bảo đảm bí mật về kết quả khám lâm sàng, kết quả xét nghiệm; được tư vấn về các bất thường phát hiện khi khám sức khỏe, hiến máu; được hướng dẫn cách chăm sóc sức khoẻ; được tư vấn về kết quả xét nghiệm bất thường theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 Thông tư này.

4. Được chăm sóc, điều trị khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau hiến máu theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này. Được hỗ trợ chi phí chăm sóc, điều trị khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau hiến máu. Kinh phí để hỗ trợ chăm sóc điều trị người hiến máu theo quy định tại Khoản này được thực hiện theo quy định của pháp luật.

5. Được cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định tôn vinh, khen thưởng và bảo đảm các quyền lợi khác về tinh thần, vật chất của người hiến máu theo quy định của pháp luật.

Theo đó, khi bạn tham gia hiến máu nhân đạo sẽ được nhận các quyền lợi theo quy định của pháp luật nên trên.

Người tham gia hiến máu nhân đạo có quyền lợi gì khi tham gia hiến máu?
Người tham gia hiến máu nhân đạo có quyền lợi gì khi tham gia hiến máu?

Nguyên tắc xét nghiệm các đơn vị máu và thành phần máu trong khi hiến máu như thế nào?

Theo Điều 13 Thông tư 26/2013/TT-BYT về nguyên tắc xét nghiệm, cụ thể như sau:

1. Phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc cho mỗi đơn vị máu, thành phần máu. Không được quy chiếu kết quả xét nghiệm đã thực hiện từ trước hoặc các lần hiến máu trước của người hiến máu cho đơn vị máu, thành phần máu mới hiến, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 15 Thông tư này.

2. Chọn lựa, sử dụng các thuốc thử, sinh phẩm, dụng cụ, thiết bị xét nghiệm bảo đảm chất lượng xét nghiệm sàng lọc đơn vị máu theo quy định của pháp luật. Thực hiện kiểm soát chất lượng sinh phẩm, kiểm tra chất lượng xét nghiệm.

3. Thực hiện các quy trình xét nghiệm, phương cách xét nghiệm, phân tích kết quả phù hợp với sinh phẩm, trang thiết bị, dụng cụ hiện có và đã được lãnh đạo đơn vị thực hiện xét nghiệm phê duyệt.

4. Thực hiện xét nghiệm sàng lọc các tác nhân lây truyền qua đường máu cho đơn vị máu, thành phần máu phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Mẫu máu xét nghiệm phải cùng nguồn gốc với đơn vị máu, thành phần máu theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;

b) Có thể truy tìm túi máu từ mẫu máu và ngược lại truy tìm mẫu máu từ túi máu;

c) Thực hiện xét nghiệm theo phương cách bảo đảm độ nhạy, phòng ngừa nguy cơ âm tính giả và được lãnh đạo đơn vị phê duyệt;

d) Kết quả xét nghiệm sàng lọc các tác nhân lây truyền qua đường máu cho đơn vị máu, thành phần máu chỉ được dùng để kiểm soát an toàn cho đơn vị máu, thành phần máu nhằm phòng ngừa lây nhiễm các tác nhân lây truyền qua đường máu và không được sử dụng để trả lời, tư vấn cho người hiến máu.

5. Khi lấy máu từ người hiến máu nhiều lần, phải đối chiếu với kết quả xét nghiệm của đơn vị máu hiến lần gần nhất trước đó. Trường hợp các kết quả xét nghiệm có sự khác nhau hoặc nghi ngờ nhầm lẫn mẫu xét nghiệm hoặc nhầm lẫn hồ sơ, phải xét nghiệm lại với mẫu lấy trực tiếp từ đơn vị máu, thành phần máu.

6. Khi thực hiện xét nghiệm khẳng định về các tác nhân lây truyền qua đường máu cho người hiến máu phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Xác minh chính xác nhân thân người được lấy máu làm xét nghiệm;

b) Thực hiện xét nghiệm theo phương cách bảo đảm độ đặc hiệu, phòng ngừa nguy cơ dương tính giả và được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Kết quả xét nghiệm khẳng định chỉ được dùng để trả lời, tư vấn sức khỏe cho người hiến máu và không được dùng để kiểm soát an toàn các đơn vị máu, thành phần máu.

Như vậy, trước khi thực hiện việc hiến máu thì phải tiến hành việc xét nghiệm các đơn vị máu và thành phần máu theo những nguyên tắc nêu trên.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Người tham gia hiến máu nhân đạo có quyền lợi gì khi tham gia hiến máu?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: dịch vụ báo cáo tài chính năm, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Hiến máu có mập lên không?

Các chuyên gia khẳng định, việc hiến máu sẽ khiến cho cơ thể tạo ra phản ứng theo nguyên tắc bù trừ. Có nghĩa là khi bạn cho đi một lượng máu nhất định, theo quán tính, cơ thể sẽ nhanh chóng sản sinh ra một lượng máu vừa đủ để bù đắp lại lượng máu đã mất. Cơ chế sản sinh này cũng đồng nghĩa với việc cơ thể bạn sẽ tác động lên cơ quan cảm giác, tạo cảm giác thèm ăn liên tục. Từ đó, cơ thể có thể béo lên sau khi hiến máu.

Độ tuổi để được hiến máu là bao nhiêu?

Công dân từ 18 tuổi đến 60 tuổi đủ điều kiện đi hiến máu. Trên thực tế nhiều trường hợp chưa đủ độ tuổi hoặc quá độ tuổi trên nhưng vẫn tình nguyện hiến máu vì mục đích nhân đạo điều này không những làm ảnh hưởng đến bản thân người hiến máu mà còn ảnh hưởng đến người được hiến tặng. Pháp luật quy định độ tuổi trên là có căn cứ, theo khoa học thì người từ 18 tuổi đổ lên là độ tuổi mà con người phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, cơ chế cho và hồi phục được máu được đảm bảo, ở độ tuổi đó các tế bào máu trong cơ thể có thể đảm bảo cho quá trình lưu trữ tách lọc để đến được với người cần máu nên việc hiến tặng máu không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏa của họ bởi vì máu có thể hồi phục được nên nếu người mà chưa đủ 18 tuổi không nên vì cái danh đã hiến máu mà bất chấp làm hại đến sức khỏe của mình và cả cộng đồng. Chính vì vậy, khi hiến máu mọi người đều phải mang theo căn cước công nhân để chứng minh được nhân thân có đủ điều kiện hiến máu không.

Nội dung khám tuyển chọn người hiến máu bao gồm những gì?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 26/2013/TT- BYT nội dung khám tuyển chọn người hiến máu như sau:
1. Thực hiện việc hỏi tiền sử, khám sức khỏe và làm các xét nghiệm theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
2. Thực hiện xét nghiệm nhanh HBsAg trước khi hiến máu đối với người đăng ký hiến máu lần đầu.
3. Không bắt buộc thực hiện xét nghiệm nhanh HBsAg khi khám tuyển chọn đối với người đăng ký hiến máu nhắc lại đã có kết quả xét nghiệm HBsAg sàng lọc đơn vị máu lần hiến trước gần nhất không phản ứng hoặc có kết quả xét nghiệm HBsAg âm tính trong lần khám sức khỏe gần nhất trong thời gian 12 tháng tính đến ngày đăng ký hiến máu.
4. Trường hợp người có tiền sử nghi ngờ HBsAg dương tính muốn hiến máu, phải có kết quả âm tính trong hai lần xét nghiệm HBsAg liên tiếp cách nhau 06 tháng bằng kỹ thuật ELISA hoặc hóa phát quang và đồng thời thực hiện xét nghiệm bằng kỹ thuật sinh học phân tử.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.