Người nhận án treo có được đi làm ở tỉnh khác?

12/08/2022
530
Views

Xin chào luật sư. Tôi bị kết án về tội trộm cắp tài sản, hình phạt là 1 năm án treo với thời gian thử thách là 2 năm. Vậy trong thời gian này, tôi có thể đi xin việc làm không? Hiện tại tôi thấy xí nghiệp tại tỉnh kế bên tôi đang cư trú đang tuyển người thì tôi có được làm tại đó không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt được áp dụng với người phạm tội. Người được hưởng án treo sẽ không phải chấp hành hình phạt tù mà sẽ được về địa phương cư trú và chịu sự giám sát của chính quyền địa phương. Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo phải cam kết và chấp hành những nghĩa vụ nhất định. Vậy trong thời gian này họ có quyền được làm việc không? Nếu muốn đi làm việc tại tỉnh khác thì có được chấp nhận? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Người nhận án treo có được đi làm ở tỉnh khác?” Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Quy định của pháp luật về án treo

Án treo là gì?

Án treo được giải thích tại Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP như sau:

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.

Theo đó, án treo không phải là một hình phạt mà là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng cho người bị kết án phạt tù không quá 03 năm.

Án treo cho phép người phạm tội miễn chấp hành hình phạt tù nhằm khuyến khích họ cải tạo để trở thành công dân có ích cho xã hội, đồng thời cũng cảnh cáo rằng nếu phạm tội mới trong thời gian thử thách thì họ sẽ phải chấp hành hình phạt tù được hưởng án treo của bản án trước đó.

Điều kiện hưởng án treo

Người bị phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau:

– Bị xử phạt tù không quá 03 năm.

– Có nhân thân tốt.

Nhân thân tốt nghĩa là nếu ngoài lần phạm tội này, họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân tại nơi cư trú, nơi làm việc.

Đối với người đã bị kết án nhưng được coi là không có án tích; người đã được xóa án tích; người được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính; chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng; nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.

– Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên; trong đó có ít nhất 01 tình tiết tại khoản 1 Điều 51 BLHS và không có tình tiết tăng nặng tại khoản 1 Điều 52 BLHS

Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì số tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng từ 02 trở lên; trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 Điều 51 BLHS.

– Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định.

– Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu họ có khả năng tự cải tạo; và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; đồng thời không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Người nhận án treo có được đi làm ở tỉnh khác?

Người nhận án treo có được đi làm ở tỉnh khác?
Người nhận án treo có được đi làm ở tỉnh khác?

Nghĩa vụ của người hưởng án treo

Theo Điều 87 Luật Thi hành án hình sự 2019, nghĩa vụ của người được hưởng án treo gồm:

– Có mặt theo giấy triệu tập và cam kết việc chấp hành án theo quy định.

Thực hiện nghiêm chỉnh cam kết trong việc tuân thủ pháp luật, nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, nơi làm việc, học tập; chấp hành đầy đủ hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp vì lý do khách quan được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

– Chịu sự giám sát, giáo dục của UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi cư trú, nơi làm việc.

– Chấp hành quy định về việc vắng mặt tại nơi cư trú.

– Phải có mặt theo yêu cầu của UBND cấp xã hoặc đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.

– Hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục về tình hình chấp hành nghĩa vụ của mình. Trường hợp vắng mặt theo quy định tại khoản 1 Điều 92 của Luật Thi hành án thì khi hết thời hạn vắng mặt, người được hưởng án treo phải báo cáo về tình hình chấp hành nghĩa vụ của mình.

Quyền làm việc của người hưởng án treo

Theo khoản 2, khoản 3 Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015, trong thời gian thử thách, tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục.

Điều 41 Bộ luật Hình sự cũng quy định, trong trường hợp tòa án áp dụng hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì người đó phải tuân thủ. Ngoài công việc bị cấm, người này hoàn toàn có thể làm công việc khác phù hợp với khả năng, nguyện vọng của bản thân.

Nếu tòa án không áp dụng hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, người được hưởng án treo vẫn có quyền đảm nhiệm chức vụ hoặc làm bất cứ nghề gì mà pháp luật không cấm.

Bên cạnh đó, Điều 88 Luật Thi hành án hính sự 2019 quy định như sau:
– Người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người lao động nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức thì được bố trí công việc bảo đảm yêu cầu giám sát, giáo dục, được hưởng tiền lương và chế độ khác phù hợp với công việc mà họ đảm nhiệm.
– Người được hưởng án treo không thuộc trường hợp trên thì được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú tạo điều kiện tìm việc làm.

Như vậy, người hưởng án treo vẫn được đi làm; nhà nước còn tạo điều kiện tìm việc làm cho họ tại nơi cư trú.

Ra khỏi nơi cư trú trong thời gian thử thách án treo

Tại khoản 1, khoản 2 Điều 92 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về giải quyết việc vắng mặt tại nơi cư trú, thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được hưởng án treo như sau:

– Người được hưởng án treo có thể vắng mặt tại nơi cư trú nếu có lý do chính đáng và phải xin phép, phải thực hiện khai báo tạm vắng. Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú mỗi lần không quá 60 ngày và tổng số thời gian vắng mặt tại nơi cư trú không được vượt quá một phần ba thời gian thử thách.

– Người được hưởng án treo khi vắng mặt tại nơi cư trú phải có đơn xin phép và được sự đồng ý của UBND cấp xã. Người được hưởng án treo khi đến nơi cư trú mới phải trình báo với công an cấp xã nơi mình đến tạm trú, lưu trú; hết thời hạn tạm trú, lưu trú phải có xác nhận của UBND hoặc công an cấp xã nơi tạm trú, lưu trú.

Người nhận án treo có được đi làm ở tỉnh khác?

Căn cứ các quy định ở trên thì bạn vẫn có thể đi làm ở địa phương khác, trừ trường hợp bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được ghi trong bản án. Đồng thời phải xin phép, khai báo tạm trú, tạm vắng với UBND và công an cấp xã theo quy định nêu trên.

Tuy nhiên cái khó ở đây là quy định về thời gian vắng mặt tại nơi cư trú mỗi lần không quá 60 ngày và tổng số thời gian vắng mặt tại nơi cư trú không được vượt quá một phần ba thời gian thử thách.

Do đó nếu xin việc làm thì bạn phải chú ý về thời gian làm việc đảm bảo không vượt quá thời gian trên. Thời gian thử thách của bạn là 2 năm, nên thời gian bạn có thể ra khỏi địa phương nơi cư trú là không quá 6 tháng trong khoảng thời gian thử thách.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Người nhận án treo có được đi làm ở tỉnh khác?. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ báo cáo tài chính năm; tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử; xác nhận tình trạng độc thân, quyết toán thuế thu nhập cá nhân;.. và muốn được tư vấn các vấn đè pháp lý khác mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Thời gian thử thách án treo được tính thế nào?

Điều 4 Nghị định 02/2018/NĐ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ Luật Hình sự về án treo quy định khi cho người phạm tội hưởng án treo, Tòa án phải ấn định thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm. Như vậy thời gian thử thách án treo gấp 2 lần hình phạt tù; tối thiểu là 01 năm và tối đa là 05 năm.

Khi nào thì được rút ngắn thời gian thử thách án treo?

Điều 8 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP thì:
1. Người được hưởng án treo có thể được Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo khi có đủ các điều kiện sau:
a) Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách của án treo;
b) Có nhiều tiến bộ được thể hiện bằng việc trong thời gian thử thách người được hưởng án treo đã chấp hành nghiêm pháp luật, các nghĩa vụ theo Luật Thi hành án hình sự; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động sản xuất, bảo vệ an ninh Tổ quốc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.
c) Được Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản.

Người hưởng án treo ra khỏi nơi cư trú không xin phép bị xử lý như thế nào?

Theo Điều 91 Luật Thi hành án hình sự 2019, trường hợp ra khỏi nơi cư trú mà không xin phép đã vi phạm nghĩa vụ của người hưởng án treo, do đó người này sẽ bị Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục tổ chức kiểm điểm. Việc kiểm điểm phải được lập thành biên bản, lưu hồ sơ giám sát, giáo dục và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu. Còn nếu có tình vi phạm nghĩa vụ từ 2 lần trở lên người này có thể bị buộc phải chấp hành bản án đã cho hưởng án treo.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.